Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024

CHỨNG NHẬN HỢP QUY LỒNG ĐÈN TRUNG THU - VIETCERT

 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY LỒNG ĐÈN TRUNG THU

1 .VÌ SAO LỒNG ĐÈN TRUNG THU BẮT BUỘC PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY?

Tết Trung thu năm 2024 sắp đến, đa số các mặt hàng đồ chơi trẻ em là hàng nhập khẩu như: lồng đèn hình thú, lồng đèn cá chép,… với kiểu dáng, chủng loại phong phú được bày bán tại các cửa hàng đồ chơi hoặc các quầy bánh trung thu.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại lồng đèn trung thu đa dạng, đến từ nhiều thương hiệu trong và ngoài nước. Bên cạnh các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng cũng có không ít mặt hàng trôi nổi, có nguy cơ mất an toàn. Chính điều này cũng tạo nên sự khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng. Người tiêu dùng cũng khó có thể nhận diện được đâu là sản phẩm có chất lượng đảm bảo nếu không có căn cứ để đối chiếu. 

Lồng đèn trung thu là một sản phẩm được xếp vào danh mục sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em cho nên đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo QCVN 3:2019/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em.


QCVN 3:2019/BKHCN quy định chất lỏng có thể tiếp xúc trong đồ chơi trẻ em không được có pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết. Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.

Đồ chơi trẻ em không được có hàm lượng các phtalat di(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), dibutyl phtalat (DBP) hoặc butyl benzyl phtalat (BBP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat. Đồ chơi trẻ em có thể cho vào miệng không được có hàm lượng các phtalat diisononyl phtalat (DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) hoặc di-n-octyl phtalat (DNOP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat. Hàm lượng các amin thơm (bao gồm cả dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em không được vượt quá mức quy định trong quy chuẩn này.

QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng yêu cầu giới hạn mức thôi nhiễm về các hợp chất hữu cơ độc hại khác quy định tại các văn bản có liên quan. Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V. Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện.

Việc ghi nhãn đồ chơi trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Các quy định về cảnh báo nêu trong tiêu chuẩn tương ứng phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa. Đồ chơi trẻ em phải được công bố hợp quy phù hợp quy định của Quy chuẩn này dựa trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động chứng nhận. 

2/ PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN

Việc chứng nhận hợp quy được tiến hành theo một trong các phương thức sau:

  • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  • Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

3/ QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Theo quy định, mặt hàng đồ chơi trẻ em phải được chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Quy trình chứng nhận hợp quy lồng đèn trung thu trong nước

Bước 1: Lấy mẫu;

Bước 2: Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm;

Bước 3: Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất;

Bước 4: Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp;

Bước 5: Kết luận về sự phù hợp;

Bước 6: Giám sát.

Quy trình nhập khẩu lồng đèn trung thu

Bước 1: Doanh nghiệp đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước tại chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi doanh nghiệp mở tờ khai;
Lưu ý: Hiện nay một số chi cục ở HCM, Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương việc đăng kí kiểm tra này được thực hiện qua hệ thống 1 cửa quốc gia còn các tỉnh thành khác làm hồ sơ giấy bình thường;

Bước 2: Được chi cục duyệt tiến hành mở tờ khai làm thủ tục đưa hàng về kho bảo quản;

Bước 3: Đăng kí chứng nhận hợp quy tại đơn vị chứng nhận (Vietcert);

Bước 4: Vietcert sẽ tiến hành lấy mẫu, thử nghiệm nếu đạt sẽ cấp chứng nhận phù hợp với quy chuẩn QCVN 03:2019/BKHCN;

Bước 5: Doanh nghiệp mang chứng nhận nộp cho chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc up lên hệthống 1 cửa quốc gia trong vòng 15 ngày là hoàn tất thủ tục nhập khẩu thông quan lô hàng chính thức.

Sản phẩm lồng đèn trung thu nói riêng và đồ chơi trẻ em nói chung sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải gắn dấu hợp quy và dán nhãn hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông ngoài thị trường.

Với phương châm: “Luôn tiên phong trong chất lượng dịch vụ” Vietcert hướng tới việc phục vụ và chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp, các dịch vụ của Vietcert luôn nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng trong đó chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em (đèn trung thu) là một trong rất nhiều dịch vụ nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.

Cùng với đội ngũ thử nghiệm viên, chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa sản phẩm ra thị trường đúng pháp luật và tiết kiệm nhất.

Hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi ngay nhé!

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905.527.089

Fanpage: Vietcert Centre


Thứ Tư, 3 tháng 7, 2024

THỬ NGHIỆM TỰ CÔNG BỐ BÁNH TRUNG THU - VIETCERT

 

THỬ NGHIỆM TỰ CÔNG BỐ BÁNH TRUNG THU

Bánh trung thu thường được làm từ những loại nguyên liệu như: Lạp xưởng, trứng, bột, đường… đều là những loại thực phẩm dễ bị hư hỏng, ôi thiu, có thời gian sử dụng ngắn. Do đó, nếu không tiến hành thực hiện các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu theo đúng quy chuẩn trước khi đóng gói, sản xuất sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng.

I.                TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM BÁNH TRUNG THU

Theo quy định hiện hành, trong Nghị định số15/2018/NĐ-CP quy định, bánh trung thu thuộc nhóm sản phẩm tự công bố. Hồ sơ tự công bố được đóng dấu của doanh nghiệp, 01 bản tự công bố công khai tại trụ sở và trên các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và 01 bản nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, các cơ sở sản xuất bánh trung thu phải tiến hành kiểm nghiệm bánh trung thu theo quy định để xác định các chỉ số về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa bánh ra thị trường. Đây là việc làm bắt buộc giúp các đơn vị sản xuất có căn cứ làm thủ tục tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để kinh doanh hoạt động và nâng cao uy tín của mình.


II.             THỬ NGHIỆM BÁNH TRUNG THU

Theo quy định, các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu sẽ được căn cứ vào cơ sở pháp lý của các quy định, quy chuẩn sau:

  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
  • QCVN 8-2:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
  • QCVN 8-1:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
  • QCVN 8-3:2012/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
  • TCVN 12940:2020 Bánh nướng và TCVN 12941:2020 Bánh dẻo

III.          QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN BÁNH TRUNG THU

Căn cứ vào quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, bao bì và mẫu nhãn đối với chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu phải có các nội dung sau đây:

  • ·  Tên hàng hoá;
  • · Tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hoá: Ghi thông tin cụ thể của doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường thương mại, nếu đơn vị sản xuất đồng thời là đơn vị thương mại thì ghi thông tin đơn vị sản xuất;
  • ·  Xuất xứ hàng hoá;
  • ·  Thông tin về định lượng: ngày sản xuất; hạn sử dụng; thông tin cảnh báo; thành phần; hướng dẫn sử dụng; hướng dẫn bảo quản.

Trước khi sản xuất bao bì số lượng lớn, nhà sản xuất phải thiết kế 01 file mẫu nhãn hình ảnh sản phẩm hay còn gọi là file thiết kế bao bì sản phẩm, thông tin trên file thiết kế phải khớp thông tin với các hồ sơ đính kèm bên trên để được kiểm duyệt trước khi tiến hành in ấn, bao gói.

IV.          ĐỐI TƯỢNG CẦN PHẢI THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH SẢN XUẤT BÁNH TRUNG THU

  Hiện nay, các đối tượng cần tiến hành lên chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu và tự   công bố sản phẩm gồm:

  • Thứ nhất, các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh bánh trung thu ra thị trường.
  • Thứ hai, các nhà nhập khẩu bánh trung thu muốn lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.
  • Thứ ba, các công ty nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến bánh trung thu trên thị trường Việt Nam.

V.             ĐƠN VỊ HỖ TRỢ THỬ NGHIỆM VÀ TỰ CÔNG BỐ BÁNH TRUNG THU UY TÍN

Với phương châm: “Luôn tiên phong trong chất lượng dịch vụ” Vietcert hướng tới việc phục vụ và chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp, các dịch vụ của Vietcert luôn nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng trong đó kiểm nghiệm bánh trung thu là một trong rất nhiều dịch vụ nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.

Cùng với đội ngũ thử nghiệm viên, chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa sản phẩm bánh trung thu ra thị trường.

Hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi ngay nhé !

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905.527.089

Fanpage: Vietcert Centre

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2024

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM, KIỂM TRA NHÀ NƯỚC THỰC PHẨM CHO DẦU THỰC VẬT - VIETCERT

 

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM, KIỂM TRA NHÀ NƯỚC THỰC PHẨM CHO DẦU THỰC VẬT - VIETCERT

Dầu thực vật là sản phẩm chiết xuất từ các loại cây thực vật như: đậu nành, lạc, oliu, cọ, và cải. Việt Nam nhập khẩu dầu thực vật từ nhiều quốc gia như: Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, và Malaysia.

Nhu cầu nhập khẩu dầu thực vật là một phần quan trọng của thị trường thực phẩm và công nghiệp hiện đại. Dầu thực vật được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, sản xuất thực phẩm và sản xuất công nghiệp. Nhiều quốc gia phải nhập khẩu dầu thực vật để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất nội địa. Việc nhập khẩu dầu thực vật đòi hỏi sự chú ý đến chất lượng, giá cả và nguồn cung cấp đáng tin cậy. Điều này thường cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và cơ quan quản lý để đảm bảo nguồn cung ổn định và an toàn cho thị trường.



I/ THỬ NGHIỆM CHO DẦU THỰC VẬT - VIETCERT

Hiện nay, các chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu thực vật sẽ dựa vào 5 quy định sau để test các chỉ tiêu cần thiết:

• Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm;

• QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;

• QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;

• QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;

• Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7597:2018 cho các loại dầu thực vật.

II/ HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ CHO SẢN PHẨM DẦU THỰC VẬT

Dầu thực vật là thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn vì thế công việc trước khi nhập hàng về là tiến hành tự công bố sản phẩm dầu ăn tại nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh.

1. HỒ SƠ CÔNG BỐ BAO GỒM:

Bản tự công bố sản phẩm theo NGHỊ ĐỊNH 15/2018 NĐ-CP;

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

• Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.

2. THỜI GIAN CÔNG BỐ

• Nếu khách hàng cung cấp tất cả các hồ sơ cho Vietcert theo thông tin bên trên thì trong khoản thời gian là 7 ngày làm việc thì Vietcert sẽ có được kết quả test (phiếu kết quả thử nghiệm).

• Tất cả hồ sơ được mang lên nộp tại Sở Công thương hoặc Ban an toàn thực phẩm (tùy thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp).

• Sau thời gian là 3 ngày làm việc thì hệ thống của Sở Công thương hay Ban an toàn thực phẩm sẽ tự động cập nhật thông tin doanh nghiệp về sản phẩm mà doanh nghiệp tự công bố.

III/ HÀNG VỀ ĐẾN CẢNG VÀ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NHẬP KHẨU

1. THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU THỰC VẬT – CĂN CỨ PHÁP LÝ

Dẫn chiếu luật mới nhất về mặt hàng thực phẩm nhập khẩu (Dầu thực vật là thực phẩm) thì luật mới nhất là NGHỊ ĐỊNH 15/2018 ND-CP. Trong quá trình nhập khẩu dầu thực vật, theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, mặt hàng này, sau khi đã đóng gói, cần thực hiện Tự công bố ATVSTP và tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường.

Trước ngày tàu cập cảng Việt Nam thì khách hàng nên tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu theo bản tự công bố mà bạn đang có.

2. HỒ SƠ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NHẬP KHẨU

• Hồ sơ tự công bố + Kết quả test mẫu;

• Hợp đồng (nếu có);

• Hóa đơn;

• Đóng gói danh sách (Packing list);

• Vận đơn;

• Tờ khai hải quan;

• Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu.

Vì dầu thực vật là thực phẩm và thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, nên khi nhập khẩu vào Việt Nam, khách hàng cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và thực hiện công bố thực phẩm theo quy định.

Hi vọng các thông tin trên sẽ cung cấp được các thông tin bổ ích và giúp cho Quý khách hàng, Quý đối tác có thể thực hiện nhanh chóng các thủ tục nhập khẩu hàng hoá tiết kiệm thời gian và chi phí. Cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay theo hotline:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website www.vietcert.org



Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

VIETCERT - GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA

 GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA

Hàng bị tổn thất phải được giám định ngay khi phát hiện ra tổn thất tại cảng dỡ hàng hoặc tại kho nhận hàng cuối cùng. Tại thời gian và địa điểm giám định trên, người bị thiệt hại sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nguyên nhân gây nên tổn thất cũng như mức độ tổn thất một cách chính xác và Chứng thư giám định tổn thất sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong việc đòi bồi thường.

Quy trình giám định tổn thất hàng hóa bao gồm các hoạt động xác định mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất hàng hóa để làm cơ sở cho việc bồi thường khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm chất lượng ở cảng đến hoặc trên đường hành trình do người được bảo hiểm yêu cầu. Bài viết dưới đây của Vietcert cung cấp các thông tin và quy định về quy trình giám định tổn thất hàng hóa giúp cho Quý khách hàng hiểu rõ hơn về cách thực hiện quy trình này.



I.                Giám định tổn thất là gì?

Giám định tổn thất hàng hóa là công việc của giám định viên, bên bảo hiểm hoặc của các công ty giám định được bên bảo hiểm uỷ quyền thực hiện kiểm tra tình trạng hàng hóa, nghiên cứu hiện trường và các tài liệu, chứng cứ cần thiết để từ đó sử dụng các biện pháp nghiệp vụ có liên quan nhằm xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân gây thiệt hại, ngăn chặn tổn thất tiếp diễn và xác định trách nhiệm của các bên.

Những tổn thất do mất hàng, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng thì không cần phải giám định và cũng không thể giám định được.

II.                Mục đích của việc giám định tổn thất? 

Giám định tổn thất hàng hóa là cơ sở để xác định mức độ và nguyên nhân của các tổn thất. Từ đó giúp các bên có thể thực hiện giải quyết các tranh chấp/ bồi thường một cách trôi chảy khi xảy ra tình trạng hàng hóa bị tổn thất trong quá trình sản xuất và vận chuyển.

Cụ thể mục đích chính của hoạt động giám định hàng hóa tổn thất bao gồm: 

  • Xác định tình trạng thực tế hàng hóa bị tổn thất: xác định hiện trạng hàng hóa còn lại (nghĩa là hàng hóa không bị hư hỏng phẩm chất); xác định số lượng và khối lượng hàng hóa tổn thất để biết mức độ tổn thất;
  • Xác định nguyên nhân gây nên tổn thất (bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp);
  • Đưa ra biện pháp xử lý và ngăn ngừa tổn thất lây lan (hạn chế tổn thất)/ phân bố tổn thất (khi có tổn thất chung)
  • Cấp Chứng thư giám định về tổn thất để làm căn cứ đòi bồi thường

Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa về số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, giá trị hàng hóa, tổn thất, an toàn, vệ sinh và các yêu cầu khác được tổ chức giám định độc lập (bên thứ ba) cấp theo yêu cầu của bên yêu cầu giám định.

Giá trị pháp lý của chứng thư giám định:

·        Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với hàng hóa được yêu cầu giám định;

·        Chứng thư giám định có giá trị ràng buộc đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được rằng kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định;

·        Chứng thư giám định có giá trị ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định về những kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.

Giám định viên tiến hành kiểm tra phương tiện chuyên chở hàng hóa, kiểm tra hàng (tình trạng, số, khối lượng và chất lượng hàng hóa bị tổn thất, bao bỡ, ký mó hiệu…), lấy mẫu (hàng nguyên vẹn và hàng bị tổn thất) để phân tích tại phòng thí nghiệm (nếu cần thiết), kiểm tra các giấy tờ liên quan và xử lý các thông tin tiếp nhận được một cách hiệu quả… để xác định đúng số, khối lượng hàng tổn thất, mức độ tổn thất và tìm ra nguyên nhân gây nên tổn thất.

III.             Khi nào cần giám định tổn thất?

Việc giám định này thường được thực hiện khi tổ chức/ doanh nghiệp nhận thấy hàng hóa của nhà cung cấp bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm chất lượng ở cảng hay trên đường hành trình.  

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quyVietcert - với những chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự tư vấn trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách.

☎️Hotline: 0905 527 089

🔎Fanpage: VietCertCentre

 

 

GIÁM ĐỊNH CHẰNG BUỘC HÀNG HÓA (LASHING) - VIETCERT

GIÁM ĐỊNH CHẰNG BUỘC HÀNG HÓA (LASHING) 

Trong hoạt động thương mại, hàng hóa kể từ khi được sản xuất cho đến khi được giao đến tay người mua/người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều công đoạn (mua hàng, vận chuyển, giao hàng, bảo quản...), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất...dẫn đến tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán. Để vận chuyển hàng hóa, máy móc đến nơi an toàn bằng các phương tiện như container, xe tải, tàu chở hàng rời... việc giám định Lashing - chằng buộc hàng hóa là bắt buộc cần phải thực hiện.

1. Giám định chằng buộc hàng hóa (Lashing) là gì?


Giám định chằng buộc (Lashing) là việc đánh giá xem hàng hóa đã được chất xếp và chằng buộc đúng cách hay chưa, qua đó xác định xem có đủ khả năng vận chuyển bằng đường biển hay không. Nói cách khác, để đánh giá xem việc xếp hàng, chèn lót và chằng buộc có đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình đi biển thông thường từ cảng xếp đến cảng dỡ hang hay không

2. Mục đích của giám định chằng buộc hàng hóa (Lashing) 

- Đảm bảo hàng hóa luôn được cố định, nằm trong tình trạng an toàn trong suốt quá trình vận chuyển, tránh xảy ra các trường hợp: hang hóa thiết bị di chuyển, đổ vỡ, hoặc thậm chí rơi khỏi phương tiện trong quá trình vận chuyển, gây ra những tình huống nguy hiểm, làm hư hỏng hàng hóa, cấu trúc của xe đang vận chuyển

- Giảm được chi phí vận chuyển, các thiệt hại ngoài mong muốn từ đó dễ dàng hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh

- Khắc phục và giảm nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển đường dài với những hàng hóa quá tải quá khổ

- Giảm bớt những tranh chấp, khiếu nại về hàng hóa đối với người nhận hàng

3. Các loại hàng hoá cần giám định Lashing

- Hàng khô: các loại hàng hóa khô, vải vóc, đồ chơi, dụng cụ gia đình, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm chức năng,…

- Hàng hóa rời: than, quặng, cao lanh,… là hàng hóa cần vận chuyển trọng lượng lớn.

- Hàng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm dễ hỏng, súc vật sống,…

- Hàng siêu trọng siêu trường: phế thải, sắt hộp, sắt cuộn, hàng siêu trường, hàng siêu trọng, chất phóng xạ, ô tô hạng nặng.

- Máy móc thiết bị.

4. Quy trình giám định Lashing

► Bước 1: Tiếp nhận thông tin giám định từ khách hàng

► Bước 2: Tiến hành giám định theo quy trình kế hoạch

Trước khi bắt đầu quá trình chằng buộc, Giám định viên của Vietcert sẽ ghi nhận tình trạng vỏ container, các thiết bị, dụng cụ dùng để chằng buộc, phương tiện/thiết bị để cẩu nhấc hàng hóa.

Trong quá trình chằng buộc, Vietcert sẽ chụp ảnh và đo kiểm xem kích thước hàng hóa có vượt khổ so với container; chụp ảnh ghi nhận chi tiết vật liệu kê/chèn lót, quá trình chằng buộc, các bộ phận có thể tháo rời

► Bước 3: Cấp chứng thư giám định Lashing hàng hóa

Với đội ngũ Giám định viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định Lashing hàng hóa, Vietcert đã thực hiện giám định Lashing nhiều tàu hàng thiết bị, container thiết bị và máy móc…trên khắp các cảng Việt Nam. Vietcert tự tin đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ giám định Lashing tại Vietcert Quý khách hàng sẽ nhận được các lợi ích sau: 

- Thương hiệu được biết đến, công nhận với vị thế là tổ chức giám định hàng đầu Việt Nam

- Kết quả giám định được phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời; 

- Sử dụng các phương pháp giám định khoa học, hiệu quả và tối ưu nhất; 

- Tiết kiệm chi phí và bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của khách hàng đối tác; 

- Đội ngũ nhân viên săn sóc, chuyên gia kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tận tâm; 

- Chi nhánh văn phòng trải rộng 3 miền – Hỗ trợ giám định nhanh chóng, kịp thời trên toàn quốc.

Hãy liên hệ ngay với VIETCERT để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất, phục vụ 24/24.

Hotline 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org


Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

GIÁM ĐỊNH PHẾ LIỆU - VIETCERT

1.      Giám định thương mại là gì?

-      Giám định (còn gọi là kiểm định): được hiểu là việc xem xét một thiết kế sản phẩm, sản phẩm/hàng hóa (lô hoặc mẫu sản phẩm/hàng hóa), quá trình, dịch vụ và xác định phù hợp của chúng với những yêu cầu chung hay cụ thể trên cơ sở nhận định chuyên nghiệp.
Ngoài ra, thuật ngữ giám định cũng được hiểu cụ thể như là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa (lô hàng hoặc mẫu) so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm.

-      Giám định các quá trình bao gồm cả yếu tố con người, phương tiện, công nghệ và phương pháp;

-      Các kết quả kiểm tra có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc chứng nhận.
Giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

- Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định. 

2.      Tìm hiểu sơ lược về giám định phế liệu là gì?

-    Phế liệu là các vật liệu hoặc sản phẩm được tái chế hoặc chế biến thành sản phẩm mới. Phế liệu nhập khẩu thường đóng vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm tài nguyên tự nhiên và giảm thiểu lượng chất thải. Tuy nhiên, quá trình nhập khẩu phế liệu đòi hỏi quản lý và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo rằng chúng được xử lý một cách an toàn và thân thiện với môi trường. Các quốc gia thường có các quy định và tiêu chuẩn riêng để quản lý việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu này.

3.  Quy trình giám định phế liệu

Quy trình giám định phế liệu:

-   B1: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định

-   B2: Xem xét hồ sơ và chuẩn bị giám định

-   B3: Tiến hành giám định

-   B4: Xử lý kết quả và báo cáo giám định

-   B5: Cung cấp chứng thư giám định




4. Vai trò của giám định trong đời sống, thương mại và quản lý

-      Kiểm soát và đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hoá sản xuất, giao nhận phù hợp với yêu cầu, hợp đồng.

-      Đảm bảo thông số kỹ thuật sản phẩm tuân thủ với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giám định phục quản lý nhà nước/ kiểm tra chuyên ngành)

-      Cung cấp bằng chứng xác minh việc đóng gói, dán nhãn, bảo quản, vận chuyển tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc

-      Giảm thiểu chi phí, rủi ro thương mại do sản phẩm lỗi, bị từ chối, đòi bồi hoàn, triệu hồi sản phẩm

-      Đáp ứng yêu cầu kiểm tra chuyên ngành, thủ tục thông quan hàng hoá, thanh quyết toán dự án

-      Giám định thương mại phế liệu là biện pháp kỹ thuật được chú trọng, nhằm xác định các yêu cầu đối với phế liệu, từ đó tăng cường hiệu quả quản trị doanh nghiệp, quản lý sản phẩm hàng hóa và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vai trò và nhiệm vụ của Vietcert sẽ ngày càng được chú trọng hơn.

VietCert cam kết chất lượng và hiệu suất khi tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác của mình. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, đội ngũ chuyên gia, giám định viên kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn tận tâm, nhiệt tình, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.
Mọi yêu cầu về hỗ trợ giám định tình trạng, chất lượng, số lượng hàng hóa, Quý khách hàng vui lòng liện hệ:

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website www.vietcert.org

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

 

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

GIÁM ĐỊNH KIỂM ĐẾM HÀNG HOÁ - VIETCERT

 

I. Khi nào cần thực hiện giám định kiểm đếm hàng hóa? 

Dịch vụ này được thực hiện tại thời điểm xếp hàng/ hay dỡ hàng ra khỏi phương tiện chuyên chở, và xác định đặc tính của hàng hóa thông qua việc lấy mẫu ngẫu nhiên (theo phương pháp lấy mẫu thích hợp với từng loại mặt hàng) để kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với quy cách và đặc tính của sản phẩm như đã miêu tả trong hợp đồng mua bán hay không.

Người mua hàng hay người bán có thể yêu cầu dịch vụ giám định tình trạng hàng hóa bằng trực quan ngay sau khi kết thúc ký kết hợp đồng mua bán để đảm bảo hàng hóa đã được giao theo đúng yêu cầu của hợp đồng.

Đối tượng giám định và kiểm đếm: nông sản, thực phẩm, sản phẩm, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu và tất cả các loại hàng hóa….

- Phân loại giám định kiểm đếm gồm:

1. Giám định kiểm đếm chi tiết kỹ mã hiệu và đóng gói sản phẩm

2. Giám định xác nhận ngày sản xuất, ngày hết hạn, số lô, ký mã hiệu, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận của nhà cung cấp và nhãn mác

3. Kiểm đếm hàng hóa trong quá trình xếp dỡ hàng



II. Mục đích giám định và kiểm đếm:
- Là cơ sở để chứng minh mức độ sai lệch về chất lượng và sự thiếu hụt về số lượng ( địa điểm dỡ và nhận hàng).

- Chứng minh chất lượng và số lượng của hàng hóa chính xác như trong hợp đồng thương mại

- Phòng ngừa sự gian lận thương mại

III. Hồ sơ cần cung cấp và quy trình để thực hiện giám định kiểm đếm:

1.      Hồ sơ cần cung cấp:

-         Tờ khai hải quan (nếu có)

-         Invoice (hoá đơn thương mại)

-         Contract (hợp đồng mua bán)

-         Bill of lading (Vận đơn)

-         Danh mục hàng hoá, máy móc thiết bị đi kèm (Packing list)

-         Hồ sơ máy móc, tài liệu kỹ thuật

-         Các hồ sơ khác nếu có (C/O, phiếu trừ lùi của Hải quan, …)

 

2.      Quy trình thực hiện:

Lựa chọn tổ chức giám định đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp. VietCert tiến hành các bước thực hiện sau:

- Tiếp nhận đơn đăng ký giám định hàng hóa: VietCert tiếp nhận thông tin khách hàng cung cấp và phân tích yêu cầu, trao đổi tư vấn về quy trình, báo giá, tiền đến ký kết hợp đồng giám định

- Lập đoàn đánh giá kiểm tra tình trạng lô hàng: VietCert sẽ lập chương trình tư vấn và điều phối kế hoạch làm việc tại địa điểm KH yêu cầu.

- Tiến hành đánh giá tại hiện trường: Chuyên gia giám định của VietCert và Khách hàng kết hợp triển khai, sẽ đến địa điểm Quý khách hàng yêu cầu để thực hiện các công việc giám định hiện trường.

- So sánh thực tế kiểm tra với hồ sơ lô hàng: Kiểm soát lại thông tin, hồ sơ đối chiếu với thông tin khách hàng cung cấp

- Cấp chứng thư giám định: sau quá trình thực hiện VietCert cấp chứng thư giám định kiểm đếm có giá trị cho lô hàng KH đã đăng ký.

Để hiểu cụ thể hơn về quy trình giám định kiểm đếm hàng hoá, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với những chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự tư vấn trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách qua số:
Hotline: 0905 527 089 hoặc Webside
www.vietcert.org
Kênh Vietcert xin kính chào!