Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ - VIETCERT

GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ - VIETCERT

Khi thực hiện các giao dịch thương mại, đặc biệt là trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, công tác giám định chất lượng là không thể thiếu nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bên tham gia giao dịch. Cụ thể, chứng thư giám định là căn cứ giúp người mua tin tưởng rằng hàng hóa đạt chất lượng, số lượng theo hợp đồng. Đồng thời giúp người bán đảm bảo cam kết và uy tín về hàng hóa của mình đối với đối tác, khách hàng. Do đó, dưới đây là một số nội dung về hoạt động giám định chất lượng. Bạn đọc có thể tìm hiểu để thực hiện công tác giám định hiệu quả nhất.


1.   Khái niệm về giám định chất lượng

Giám định hàng hóa được tiến hành nhằm đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp trên thực tế khi tham gia các hoạt động kinh doanh, thương mại. Đặc biệt, cá nhân tổ chức tiến hành giám định phải có năng lực được Nhà nước chỉ định, cấp phép và có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động này. Kết quả của giám định là chứng thư kết luận các nội dung theo yêu cầu của khách hàng.

Giám định chất lượng hàng hoá là gì? Giám định chất lượng hàng hoá là các biện pháp nhằm kiểm tra, đo lường hoặc thử nghiệm một hoặc nhiều đặc tính của sản phẩm và liên hệ kết quả với các yêu cầu để xác nhận sự phù hợp. Hoạt động này thường do nhân viên chuyên trách thực hiện và không thuộc trách nhiệm của công nhân sản xuất.

Cụ thể, giám định chất lượng của hàng hóa là hoạt động được thực hiện khi người mua hàng hay người bán có yêu cầu ngay sau khi kết thúc ký kết hợp đồng mua bán để đảm bảo hàng hóa đã được giao theo đúng yêu cầu của hợp đồng. Dịch vụ này được thực hiện tại thời điểm xếp hàng/ hay dỡ hàng ra khỏi phương tiện chuyên chở và xác định đặc tính của hàng hóa thông qua việc lấy mẫu ngẫu nhiên (theo phương pháp lấy mẫu thích hợp với từng loại mặt hàng) để kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với quy cách và đặc tính của sản phẩm như đã miêu tả trong hợp đồng mua bán hay không.

2.      Tại sao cần giám định chất lượng hàng hoá?

·       Chứng thư giúp chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của bên bán, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí; là cơ sở để thanh toán tiền hàng hóa.

·       Kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với quy cách và đặc tính của sản phẩm như đã miêu tả trong hợp đồng mua bán hay không.

·       Đảm bảo hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển trong tình trạng tốt và an toàn trong quá trình chuyên chở.

·       chứng nhận chất lượng. Đây là giấy tờ có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động thương mại cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại và phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

·       Giúp thuận lợi hóa trong hoạt động thương mại và làm tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng thương mại: trong các hoạt động thương mại, những tranh chấp, rủi ro luôn thường trực, các nhà kinh doanh luôn phải đối diện với các rủi ro, tổn thất kinh tế khi hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường. Theo đó, chứng thư còn là chứng cứ để đòi bồi thường thiệt hại nếu có tổn thất hàng hóa.

3.      Các bước tiến hành giám định chất lượng

Bước 1. Nghiên cứu giấy tờ pháp lý

Trước khi thực hiện vụ giám định chất lượng, giám định viên phải nghiên cứu các giấy tờ cần thiết để nắm được :

·         Đơn đăng ký: nội dung ghi đầy đủ thông tin, nội dung yêu cầu của khách hàng

·         Số lượng, khối lượng hàng hóa bị tổn thất

·         Các tính chất hàng hóa có liên quan đến nguyên nhân tổn thất trực tiếp

·         Văn bản mô tả tình trạng kỹ thuật của bao bì và hàng hóa (nếu có)

·         Địa điểm, ngày, giờ hẹn giám định.

Bước 2. Khảo sát, kiểm tra thực tế

·         Tới địa điểm giám định

·         Lấy mẫu (nếu có).

·         Đo đạc, kiểm đếm, chụp ảnh tư liệu lưu giữ hồ sơ,…

·         Kiểm tra, so sánh chi tiết thông tin của hàng hoá trên hồ sơ và thực tế;

·         Xác định số lượng, khối lượng thiệt hại, tình trạng chất lượng tại thời điểm kiểm tra, xác định tính chất, mức độ, tình trạng kỹ thuật theo đặc thù của từng loại hàng hóa cần giám định; lập biên bản mô tả, chụp ảnh, ghi hình các đặc điểm chung - riêng thể hiện chất lượng của hàng hóa.

Bước 3. Phân tích

- Giám định viên phải đối chiếu giữa thực tế, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật và các văn bản chuyên ngành để xác định chất lượng hàng hóa, lập báo cáo giám định theo các nội dung cơ bản:

·         Đặc điểm pháp lý

·         Đặc điểm kỹ thuật

·         Điều kiện bảo quản

·         Tình trạng bao bì, nhãn mác

·         Điều kiện vận hành, chạy thử

·         Các đặc điểm kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa

Bước 4. Ban hành kết quả giám định

Lập Chứng thư giám định, báo cáo kết quả giám định gửi cho khách hàng.

4.      Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị

-         Hợp đồng

-         Hóa đơn

-         Vận đơn

-         Packing list

-         COA, CO, CQ, tài liệu sản phẩm (nếu có).

Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của VietCert

- Chi phí hợp lý, nhanh, thuận tiện;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần.
VietCert cam kết chất lượng và hiệu suất khi tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác của mình. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, đội ngũ chuyên gia, giám định viên kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn tận tâm, nhiệt tình, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.
Mọi yêu cầu về hỗ
trợ giám định tình trạng, chất lượng, số lượng hàng hóa.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Hotline: 0905 527 089
Fanpage: Vietcert Centre
Website: www.vietcert.org

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

  

GIÁM ĐỊNH SỐ LƯỢNG, TÌNH TRẠNG HÀNG HÓA


Hàng hóa di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ người sản xuất đến người tiêu dung luôn luôn đối diện với nguy cơ tổn thất và nhiều rủi ro khác nhau. Đặc biệt khi có rủi ro, tổn thất… rất dễ xảy ra những tranh chấp giữa các bên liên quan. Để giải quyết những tranh chấp này, người ta dựa vào “điều khoản thương mại quốc tế”, các quy định, các văn bản liên quan đến hang hóa. Trong đó có kết quả của hoạt động giám định

Khái niệm về giám định

Theo luật thương mại (ban hành ngày 14/06/2005), giám định thương mại được hiểu như sau: “giám định là hoạt động thương mại, thực hiện việc xác định tình trạng thực tế hang hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.

Theo luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (ban hành ngày 05/12/2007): “giám định là việc xem xét sựu phù hợp của sản phẩm, hang hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm”.

Theo iso 17020 “giám định là kiểm tra một sản phẩm, quá trình, dịch vụ hay lắp đặt, hoặc thiết kế của chúng và xác định sự phù hợp của chúng với các yêu cầu cụ thể hoặc với các yêu cầu chung trên cơ sở đánh giá sự chuyên nghiệp”.




Mục đích của dịch vụ giám định này nhằm đảm bảo cho khách hàng sự tin tưởng rằng hàng hóa được giao đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng với nhà cung cấp.

Người mua hàng hay người bán có thể yêu cầu dịch vụ giám định tình trạng hàng hóa bằng trực quan ngay sau khi kết thúc ký kết hợp đồng mua bán để đảm bảo hàng hóa đã được giao theo đúng yêu cầu của hợp đồng.

Dịch vụ này được thực hiện tại thời điểm xếp hàng/ hay dỡ hàng ra khỏi phương tiện chuyên chở, và xác định đặc tính của hàng hóa thông qua việc lấy mẫu ngẫu nhiên (theo phương pháp lấy mẫu thích hợp với từng loại mặt hàng) để kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với qui cách và đặc tính của sản phẩm như đã miêu tả trong hợp đồng mua bán hay không.

Trong quá trình thực hiện dịch vụ giám định này, đơn vị giám định sẽ kiểm tra bao bì đóng gói và nhãn mác của hàng hóa. Việc kiểm tra cách đóng gói và nhãn mác của hàng hóa nhằm khảng định hàng hóa được đóng gói phù hợp với quá trình vận chuyển. Giám định viên sẽ kiểm tra ngày sản xuất, số lô, ngày hết hạn (nếu có), ký hiệu, chi tiết đóng gói, giấy chứng nhận của nhà cung cấp và nhãn mác của hàng hóa.

Những đặc tính hoặc chất lượng của hàng hóa không thể xác định bằng trực quan ví dụ như phẩm cấp của thép sẽ được xác nhận khi người bán cung cấp chứng từ để chứng minh. Nếu không có những qui định khác, đơn vị giám định sẽ không chấp thuận những chứng từ này.

Dịch vụ này được áp dụng cho tất cả các lọai hàng hóa mà không bao gồm hàng hóa bị tổn thất hay thiếu hụt do quá trình bốc dỡ hay lưu kho.


Tại sao cần giám định tình trạng hàng hóa?

- Chứng thư giám định chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đòng của bên bán, là cơ sở để thanh toán tiền hàng hóa.

- Chứng thư giám định cũng là sơ sở xác nhận đúng và đủ hàng hóa, giúp bên mua không phải tự kiểm tra hàng hóa. Đảm bảo cho khách hàng sự tin tưởng rằng hàng hóa được giao đúng và đủ theo thỏa thuận hợp đồng.

- Kiểm tra xem hàng hóa có đúng với mô tả trong hợp đồng hay không.

- Trong các hoạt động thương mại, những tranh chấp, rủi ro luôn thường trực, các nhà kinh doanh luôn phải đối diện với các rủi ro, tổn thất kinh tế khi hàng hóa lưu thông trên thị trường vì vậy giám định tình trạng hàng hóa làm tăng trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia vào hợp đồng thương mại.

- Kết quả giám định tình trạng còn giúp cho cơ quan điều tra trong việc xác định chính xác số lượng/khối lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị còn lại, giá cả của hàng hóa/tài sản, giúp điều tra, xử lý các vụ án liên quan đến tham ô, buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng…

Các bước tiến hành giám định tình trạng.

Bước 1: Nghiên cứu giấy tờ pháp lý

- Đơn đăng ký từ khách hàng bao gồm nội dung thông tin và yêu cầu của khách hàng

- Số lượng, khối lượng hàng hóa

- Catalog, tài liệu kỹ thuật, hình ảnh và nhãn mác, bao bì của hàng hóa.

- Hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, danh mục hàng hóa…

- Địa điểm, ngày, giờ hẹn giám định

Bước 2: Kiểm tra thực tế

- Đến địa điểm giám định

- Lấy mẫu (nếu có)

- Đo đạc, kiểm đếm, chụp ảnh tư liệu lưu giữ hồ sơ…

- Kiểm tra, so sánh chi tiết thông tin của hàng hóa so với hồ sơ thực tế.

- Xác định số lượng, khói lượng thiệt hại, tình trạng tại thời điểm kiểm tra, xác định tính chất, mức độ, tình trạng kỹ thuật theo đặc thù từng loại tài sản hàng hóa giám định; lập biên bản mô tả, chụp hình, ghi hình đặc điểm chung – riêng thể hiện chất lượng của hàng hóa.

Bước 3: Soát xét và phân tích

- Giám định viên đối chiếu giữ thực tế, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật và các văn bản chuyên nhành để xác định tình trạng của hàng hóa, lập báo cáo giám định theo các nội dung cơ bản:

+ Đặc điểm pháp lý

+ Đặc điểm kỹ thuật

+ Điều kiện bảo quản

+ Tình trạng bao bì, nhãn mác

+ Điều kiện vận hành, chạy thử

+ các đặc điểm kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng của tài sản, hàng hóa, ....

Bước 4: Kết quả giám định
- Lập chứng thư giám định và kết quả giám định gửi cho khách hàng.


Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của Vietcert

- Chi phí hợp lý, nhanh, thuận tiện;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần.

VietCert cam kết chất lượng và hiệu suất khi tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác của mình. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, đội ngũ chuyên gia, giám định viên kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn tận tâm, nhiệt tình, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Mọi yêu cầu về hỗ trợ 
giám định tình trạng, chất lượng, số lượng hàng hóa, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Hotline: 0905 527 089
Fanpage: Vietcert Centre
Website: www.vietcert.org

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI - GIÁM ĐỊNH THAN

 

GIÁM ĐỊNH THAN

I.                Giám định thương mại

Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

Giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định.

 

II.               Giám định than



2.1 Giám định khối lượng: Công ty thực hiện giám định khối lượng theo

- Mớn nước tàu biển, tàu pha sông biển và các phương tiện chuyên tải tại các bến thuỷ nội địa: Giám định mớn nước là một nghiệp vụ nhằm xác định khối lượng của hàng hóa, vật liệu được xếp lên hoặc dỡ xuống khỏi tàu thuyền. Giám định mớn nước (Draught survey) là kiểm tra tại cảng để xác định số lượng hàng có trên tàu. Giám định khối lượng bằng phương pháp đo mớn nước dựa trên nguyên tắc xác định sự thay đổi lượng giãn trước và sau khi xếp hàng hoặc dỡ hàng khỏi tàu để tính ra khối lượng của hàng hóa.

- Cân

- Khối lượng riêng của than.

 

2.2 Giám định chất lượng: Công ty thực hiện kiểm tra chất lượng than có đáp ứng đầy đủ tiêu chí mà khách hàng công bố không bằng cách phân tích mẫu than để xác định tạp chất, chỉ tiêu cỡ hạt, các chỉ tiêu công nghệ, cơ lý hoá v.v.

Đơn cử như phân tích chính xác trị số tỏa nhiệt toàn phần trong than bằng phương pháp bom đo nhiệt lượng. Theo đó, nhiệt trị trong than được phân làm hai loại chính là nhiệt trị thấp và nhiệt trị cao, được đo lường bằng đơn vị kcal/kg hoặc cal/g. Bằng hệ thống máy phân tích nhiệt năng, các cán bộ ở phòng thí nghiệm Villas có thể đo lường một cách chính xác trị số tỏa nhiệt của mọi chủng loại than trong nước và nhập khẩu. Đây là cơ sở để tính toán giá trị tỏa nhiệt thực trong than - chỉ tiêu quan trọng hàng đầu giúp xếp loại chất lượng than".

Cùng với nhiệt năng, độ tro cũng là chỉ tiêu quan trọng để phân loại và xếp hạng chất lượng than. Ở nhiệt độ cao, than được đốt cháy và trở thành tro. Độ tro của than được ký hiệu là A, tính bằng %, hiển thị ở dạng khoáng chất trong nhiên liệu. Độ tro lớn hay nhỏ có tác động trực tiếp đến nhiệt năng trong than và quá trình làm việc của thiết bị cháy. Bởi vậy, trong 5 chỉ tiêu chính để giám định than, độ tro được xếp hàng quan trọng thứ hai, chỉ sau nhiệt năng.

Riêng với than nhập khẩu thường sử dụng để pha trộn với than trong nước, cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, một số chỉ tiêu trong than nhập khẩu đang được giám định tại các trung tâm gồm: Độ ẩm, độ tro, chất bốc, nhiệt lượng, lưu huỳnh, chỉ số nghiền HGI, CHN trong than và các chỉ tiêu trong tro than. Đặc biệt là chỉ tiêu oxit sắt và nhiệt độ chảy mềm tro than đang được các nhà máy nhiệt điện quan tâm hơn cả.

 

2.3 Giám định quá trình:

Tại cảng xếp

  • Giám sát xếp hàng. Giám định số lượng, quy cách, tình trạng hàng hoá, bao bì. Cung cấp bằng chứng cho việc xếp hàng hóa, là căn cứ để thanh quyết toán.
  • Giám sát chằng buộc, chèn lót trong container tại nhà máy, hoặc trên tầu tại cảng xếp. 

Tại cảng dỡ

  • Trước khi dỡ hàng/ mở nắp hầm hàng: Giám định tình trạng hàng hóa; cách sắp xếp hàng hoá trên tầu.
  • Trong quá trình dỡ hàng tại tầu: Giám sát quá trình dỡ hàng, giám định tình trạng bao bì, sắp xếp hàng hoá trong hầm hàng, tình trạng hàng tổn thất.
  • Giám sát quá trình bốc xếp hàng hoá trên tầu xuống phương tiện vận tải và vận chuyển tới kho cảng; Giám định số lượng, tình trạng, sắp xếp và bảo quản hàng hoá tại kho cảng.



2.4 Giám định chuyên ngành sản phẩm than tại tất cả các công đoạn của quá trình công nghệ sản xuất, tiêu thụ than như:

- Lấy mẫu và phân tích chất lượng than đang khai thác hoặc chuẩn bị khai thác;
- Lẫy mẫu và phân tích chất lượng than thành phẩm hoặc bán thành phẩm đổ đống tại kho, bãi.
- Lấy mẫu, giám sát và phân tích chất lượng than trong quá trình tiêu thụ cho phương tiện;
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng trong than và tro than trên mẫu tổng hợp tại phòng thí nghiệm.

 

III.            Vai trò của giám định trong đời sống, thương mại và quản lý

  • Kiểm soát và đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hoá sản xuất, giao nhận phù hợp với yêu cầu, hợp đồng
  • Đảm bảo thông số kỹ thuật sản phẩm tuân thủ với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (giám định phục quản lý nhà nước/ kiểm tra chuyên ngành)
  • Cung cấp bằng chứng xác minh việc đóng gói, dán nhãn, bảo quản, vận chuyển tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc
  • Giảm thiểu chi phí, rủi ro thương mại do sản phẩm lỗi, bị từ chối, đòi bồi hoàn, triệu hồi sản phẩm
  • Đáp ứng yêu cầu kiểm tra chuyên ngành, thủ tục thông quan hàng hoá, thanh quyết toán dự án

 

Giám định khối lượng, chất lượng than là biện pháp kỹ thuật được chú trọng, nhằm xác định các chỉ tiêu công nghiệp và nguyên tố trong than, từ đó tăng cường hiệu quả quản trị doanh nghiệp, quản lý sản phẩm hàng hóa và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vai trò và nhiệm vụ của Vietcert sẽ ngày càng được chú trọng hơn, nhất là trong bối cảnh thị trường tiêu thụ than đang thuận lợi như hiện nay.

VietCert cam kết chất lượng và hiệu suất khi tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác của mình. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, đội ngũ chuyên gia, giám định viên kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn tận tâm, nhiệt tình, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Mọi yêu cầu về hỗ trợ giám định tình trạng, chất lượng, số lượng hàng hóa, Quý khách hàng vui lòng liệ hệ

Hotline: 0905 527 089