GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ -
VIETCERT
Khi thực hiện
các giao dịch thương mại, đặc biệt là trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa,
công tác giám định chất lượng là không thể thiếu nhằm đảm bảo quyền và lợi
ích của bên tham gia giao dịch. Cụ thể, chứng thư giám định là căn cứ giúp người
mua tin tưởng rằng hàng hóa đạt chất lượng, số lượng theo hợp đồng. Đồng thời
giúp người bán đảm bảo cam kết và uy tín về hàng hóa của mình đối với đối tác,
khách hàng. Do đó, dưới đây là một số nội dung về hoạt động giám định chất lượng. Bạn đọc
có thể tìm hiểu để thực hiện công tác giám định hiệu quả nhất.
1. Khái niệm về giám định chất lượng
Giám định hàng hóa được tiến hành
nhằm đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp trên thực
tế khi tham gia các hoạt động kinh doanh, thương mại. Đặc biệt, cá nhân tổ chức
tiến hành giám định phải có năng lực được Nhà nước chỉ định, cấp phép và có
kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động này. Kết quả của giám định là chứng thư kết
luận các nội dung theo yêu cầu của khách hàng.
Giám định chất lượng hàng
hoá là gì? Giám định chất lượng hàng hoá là các biện pháp nhằm kiểm tra, đo lường
hoặc thử nghiệm một hoặc nhiều đặc tính của sản phẩm và liên hệ kết quả với các
yêu cầu để xác nhận sự phù hợp. Hoạt động này thường do nhân viên chuyên trách
thực hiện và không thuộc trách nhiệm của công nhân sản xuất.
Cụ thể, giám định chất lượng của hàng hóa là hoạt động được
thực hiện khi người mua hàng hay người bán có yêu cầu ngay sau khi kết
thúc ký kết hợp đồng mua bán để đảm bảo hàng hóa đã được giao theo đúng yêu cầu
của hợp đồng. Dịch vụ này được thực hiện tại thời điểm xếp hàng/ hay dỡ hàng ra
khỏi phương tiện chuyên chở và xác định đặc tính của hàng hóa thông qua việc lấy
mẫu ngẫu nhiên (theo phương pháp lấy mẫu thích hợp với từng loại mặt hàng) để
kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với quy cách và đặc tính của sản phẩm như đã
miêu tả trong hợp đồng mua bán hay không.
2.
Tại sao cần giám định chất lượng hàng hoá?
·
Chứng thư giúp chứng minh nghĩa vụ thực hiện
hợp đồng của bên bán, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí; là cơ sở để thanh
toán tiền hàng hóa.
·
Kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với quy cách
và đặc tính của sản phẩm như đã miêu tả trong hợp đồng mua bán hay không.
·
Đảm bảo hàng hóa được xếp lên phương tiện vận
chuyển trong tình trạng tốt và an toàn trong quá trình chuyên chở.
·
Có chứng nhận chất lượng. Đây là giấy tờ có
vai trò rất quan trọng trong các hoạt động thương mại cũng như giải quyết các
tranh chấp phát sinh, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại và phục vụ đắc
lực cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
·
Giúp thuận lợi hóa trong hoạt động thương mại
và làm tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng thương
mại: trong các hoạt động thương mại, những tranh
chấp, rủi ro luôn thường trực, các nhà kinh doanh luôn phải đối diện với các
rủi ro, tổn thất kinh tế khi hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường. Theo
đó, chứng thư còn là chứng cứ để đòi bồi thường thiệt hại nếu có tổn thất hàng
hóa.
3.
Các bước tiến hành giám định chất lượng
Bước 1.
Nghiên cứu giấy tờ pháp lý
Trước khi thực hiện vụ giám định chất lượng, giám định
viên phải nghiên cứu các giấy tờ cần thiết để nắm được :
·
Đơn đăng
ký: nội dung ghi đầy đủ thông tin, nội dung yêu cầu của khách hàng
·
Số lượng, khối lượng hàng hóa bị
tổn thất
·
Các tính chất hàng hóa có liên
quan đến nguyên nhân tổn thất trực tiếp
·
Văn bản mô tả tình trạng kỹ
thuật của bao bì và hàng hóa (nếu có)
·
Địa điểm, ngày, giờ hẹn giám
định.
Bước 2. Khảo
sát, kiểm tra thực tế
·
Tới địa điểm giám định
·
Lấy mẫu (nếu có).
·
Đo đạc, kiểm đếm, chụp ảnh tư
liệu lưu giữ hồ sơ,…
·
Kiểm tra, so sánh chi tiết thông
tin của hàng hoá trên hồ sơ và thực tế;
·
Xác định số lượng, khối lượng
thiệt hại, tình trạng chất lượng tại thời điểm kiểm tra, xác định tính chất,
mức độ, tình trạng kỹ thuật theo đặc thù của từng loại hàng hóa cần giám định;
lập biên bản mô tả, chụp ảnh, ghi hình các đặc điểm chung - riêng thể hiện chất
lượng của hàng hóa.
Bước 3. Phân
tích
- Giám định viên phải đối chiếu giữa thực tế,
hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật và các văn bản chuyên ngành để xác định chất lượng hàng hóa, lập báo
cáo giám định theo các nội dung cơ bản:
·
Đặc điểm pháp lý
·
Đặc điểm kỹ thuật
·
Điều kiện bảo quản
·
Tình trạng bao bì, nhãn mác
·
Điều kiện vận hành, chạy thử
·
Các đặc điểm kỹ thuật ảnh hưởng
đến chất lượng hàng hóa
Bước 4. Ban hành kết quả giám định
Lập Chứng thư giám định, báo cáo kết quả
giám định gửi cho khách hàng.
4.
Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị
-
Hợp đồng
-
Hóa đơn
-
Vận đơn
-
Packing list
-
COA, CO, CQ, tài liệu sản phẩm (nếu có).
Quyền lợi
khi sử dụng dịch vụ của VietCert
- Chi phí hợp lý,
nhanh, thuận tiện;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý,
tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần.
VietCert cam kết chất lượng và hiệu suất khi tiến
hành hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác của mình. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn
nhiệt huyết, đội ngũ chuyên gia, giám định viên kinh nghiệm, chuyên môn cao và
luôn tận tâm, nhiệt tình, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.
Mọi yêu cầu về hỗ trợ giám định tình trạng, chất lượng, số
lượng hàng hóa.
Quý khách hàng vui
lòng liên hệ:
Hotline: 0905 527 089
Fanpage: Vietcert Centre
Website: www.vietcert.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét