Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM KHĂN GIẤY, GIẤY VỆ SINH?

TẠI SAO PHẢI LÀM CHỨNG HỢP QUY , CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM KHĂN GIẤY, GIẤY VỆ SINH VÀ GIẤY TISSUE?



      Là một đồ dùng không thể thiếu đối với nhiều gia đình. Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue được sản xuất và lưu thông rất nhiều trên thị trường với nhiều kiểu dáng, hình dạng và chất lượng khác nhau.
      Để kiểm soát và đảm bảo chất lượng của những sản phẩm này phù hợp và an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 36/2015/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm Khăn giấy và Giấy vệ sinh, kèm theo QCVN 09:2015/BCT ban hành ngày 28/10/2015, có hiệu lực vào ngày 01/01/2017. Bắt buộc các Doanh nghiệp sản xuất khăn giấy, Giấy vệ sinh phải có chứng nhận hợp quy (Dấu CR) và chịu sự kiểm tra của có quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hành hóa từ.
 Chính thức bắt đầu ngày 01/01/2018 theo Thông tư sửa đổi bổ sung số 33/2016/TT-BCT được ban hành ngày 23/12/2016.

CHỨNG NHẬN HỢP QUY LÀ GÌ?

     Là hoạt động thử nghiệm ,đánh giá sự phù hợp của sản phẩm so với quy chuẩn kỹ thuật được ban hành và áp dụng cho sản phẩm đó, được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
     Tất cả các sản phẩm hàng hóa nằm trong danh mục nhóm 2, có tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho con người, động thực vật, môi trường,.. đều phải có chứng nhận hợp quy (dấu CR) như một thủ tục pháp lý bắt buộc.


     Là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Công Thương ban hành đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh đi kèm thông tư 36/2015/TT-BCT ngày 28/10/2015.
Quy định mức giới hạn các chỉ tiêu cơ lý, hóa, vi sinh, về phương pháp thử và các yêu cầu về quản lý chất lượng đối với sản phẩm khăn giấy giấy vệ sinh trong thị trường Việt Nam.

TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN VIETCERT?
  • Vietcert là tổ chức được chỉ định của Bộ CôngThương về đánh giá sự phù hợp các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh theo QCVN 09:2015/BCT theo QĐ số 4048/QĐ -BCT ngày 24/10/2017.
  • VietCERT với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
--------------------------
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột

Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ

Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Ms Diệp - 0905707389
Mail: nghiepvu01.vietcert@gmail.com

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

ISO 22000:2018

Phiên bản tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đã chính thức được ban hành
0905935699
Ngày 20/06/2018
    
       Có đến hơn hai trăm loại bệnh lây lan qua chuỗi thức ăn, rõ ràng là sản xuất thực phẩm an toàn, bền vững là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay. Toàn cầu hóa thương mại thực phẩm đang tiếp tục làm phức tạp hơn vấn đề an toàn thực phẩm. Phiên bản tiêu chuẩn ISO 22000 mới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thể hiện một phản ứng kịp thời với điều này.

       An toàn thực phẩm chính là phòng ngừa, loại bỏ và kiểm soát các mối nguy từ thực phẩm, từ nơi sản xuất đến điểm tiêu thụ. Vì các nguy cơ về an toàn thực phẩm có thể được xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình, mọi công ty trong chuỗi cung ứng thực phẩm phải thực hiện các biện pháp kiểm soát mối nguy một cách thích đáng. Trong thực tế, an toàn thực phẩm chỉ có thể được duy trì thông qua sự nỗ lực kết hợp của tất cả các bên: chính phủ, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.

        Với đối tượng áp dụng là tất cả các tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn, bất kể quy mô hay ngành nghề, ISO 22000:2018, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thức ăn, đã chuyển đổi quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Tiêu chuẩn đưa cách tiếp cận phòng ngừa vào vấn đề an toàn thực phẩm bằng cách hỗ trợ việc xác định, phòng ngừa và giảm thiểu các mối nguy trong chuỗi thực phẩm và thức ăn.

          Phiên bản mới này mang đến sự hiểu biết rõ ràng cho hàng ngàn công ty trên toàn thế giới đã sử dụng tiêu chuẩn này. Những cải tiến mới nhất của tiêu chuẩn bao gồm:


  • Áp dụng cấu trúc cấp cao chung cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO, giúp các tổ chức dễ dàng kết hợp ISO 22000 với các hệ thống quản lý khác (như ISO 9001 hay ISO 14001) tại một thời điểm nhất định
  • Một cách tiếp cận mới đối với rủi ro - như một khái niệm quan trọng trong kinh doanh thực phẩm - phân biệt giữa rủi ro ở cấp độ hoạt động và cấp độ kinh doanh của hệ thống quản lý
  • Liên kết chặt chẽ với Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm, nhóm thực phẩm của Liên hợp quốc, xây dựng các hướng dẫn về an toàn thực phẩm cho các quốc gia
  • Tiêu chuẩn mới này cung cấp khả năng kiểm soát động các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được thừa nhận là: truyền thông tương tác, quản lý hệ thống, Chương trình tiên quyết (PRP) và các nguyên tắc Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

Ông Jacob Faergemand, Trưởng Ban kỹ thuật ISO/TC 34, Sản phẩm thực phẩm, Tiểu ban 17, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn này, nói: “Để đáp ứng nhu cầu thị trường về an toàn thực phẩm, ISO 22000 được xây dựng bởi các bên liên quan trong các tổ chức an toàn thực phẩm như: quản trị, người tiêu dùng, tư vấn, công nghiệp và nghiên cứu. Khi một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi chính người sử dụng ISO 22000 thì có thể chắc chắn rằng các yêu cầu từ thị trường sẽ được đáp ứng.”

         ISO 22000:2018 hủy bỏ và thay thế ISO 22000:2005. Các tổ chức được chứng nhận theo phiên bản tiêu chuẩn trước có thời hạn ba năm để chuyển đổi sang phiên bản mới.


(Nguồn ISO)

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.



Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Chứng Nhận Hợp Quy Bếp Từ, Bếp Điện

Chứng Nhận Hợp Quy Bếp Từ, Bếp Điện
0905935699
1. Bếp từ là gì?

Bếp từ là sản phẩm hoạt động trên nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp.

Sử dụng nồi nấu cho bếp từ phải là những loại nồi được làm bằng vật liệu nhiễm từ, khi đặt lên mặt bếp dòng từ trường tác động và sinh ra nhiệt làm nóng thân nồi, từ đó sẽ đun nóng làm chín thức ăn. Với cơ chế nấu như vậy, bếp từ làm giảm khả năng thất thoát nhiệt, đồng thời giảm thời gian nấu ăn.

Không giống như những phương thức nấu nướng khác, chỉ có nồi được làm nóng còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt. Nhiệt độ của bếp không bao giờ cao hơn nhiệt độ của đáy nồi. Thực tế, đáy nồi được chuyển hóa từ năng lượng từ trường sang năng lượng nhiệt. Chính vì thế bếp từ chỉ có thể sử dụng được với các loại nồi có đáy bằng kim loại hoặc vật liệu nhiễm từ.

2. Bếp điện

Bếp điện là dòng sản phẩm sử dụng bóng đèn hallogen để phát ra năng lượng hồng ngoại dùng đến nấu chín thức ăn. Vì thế bếp điện còn có tên gọi khác là bếp hồng ngoại. Khi hoạt động bếp phát ra ánh sáng đỏ rực từ phía dưới bề mặt bếp, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ năng lượng được phát ra ở dưới dạng nhiệt.

Bếp điện có khả năng truyền nhiệt trực tiếp bằng cách sử dụng một bóng đèn như bóng đèn sợi đốt bình thường, nhưng nó phát sáng hơn và nóng hơn gấp nhiều lần so với bóng đèn sợi đốt vì đây là bóng đèn hallogen.

Bếp điện sinh nhiệt bằng bức xạ ánh sáng từ những bóng đèn hallogen hoặc bức xạ nhiệt của các mâm nhiệt làm từ sợi carbon, nhiệt độ có thể lên đến 250-600 độC. Khi bật bếp những bóng đèn hallogen phát ra nhiệt lượng rất lớn, đi qua mặt kính bếp đến đáy nồi và làm chín thức ăn. Cơ chế này phù hợp với những món ăn có yêu cầu nhiệt độ thấp và thời gian nấu lâu như ninh, hầm…

Bếp từ, bếp điện là loại đồ gia dụng chịu tải dòng điện cao vì thế cần chọn những sản phẩm có bảo hành càng lâu càng tốt. Đặc biệt người mua cần chú ý đến những chứng nhận của sản phẩm như:

Chứng nhận CE: Đây là chứng nhận bắt buộc với một số hàng hóa được sản xuất hoặc nhập khẩu từ Châu Âu. Chứng nhận này thể hiện sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn, sức khỏe, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Chứng nhận GS: Là chứng nhận phù hợp của sản phẩm kỹ thuật với các yêu cầu an toàn theo luật an toàn quốc tế của Đức. Chứng nhận này được chấp nhận bởi người tiêu dùng và nhà phân phối ở các nước khác.
Chứng nhận CB: Là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn quốc tế IEC
Chứng nhận Vrohs: Là chứng nhận sản phẩm không chứa 6 chất độc hại có trong nguyên liệu bao gồm chì, thủy ngân, cadium, cron +6, PBB và PBDE.


3. Căn cứ công bố chứng nhận hợp quy với bếp từ, bếp điện

Tương tự với việc công bố hợp quy thiết bị điện và điện tử khác thì việc công bố chứng nhận hợp quy bếp từ, bếp điện cũng đảm bảo các yêu cầu an toàn phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-9:2004 (IEC 60335-2-9:2002, Adm.1:2004).

4. Vì sao phải chứng nhận hợp quy bếp từ, bếp điện

Bếp từ, bếp điện là sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm thiết bị điện, điện tử phải công bố hợp quy theo quy định tại TCVN 5699-2-9:2004.

Việc công bố hợp quy sản phẩm bếp từ, bếp điện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng không gây ra hiện tượng chập điện, cháy nổ trong quá trình dùng.


Bên cạnh đó những sản phẩm được chứng nhận hợp quy bếp từ bếp điện có khả năng cạnh tranh cao hơn so với những sản phẩm không được chứng nhận. Đó cũng là bằng chứng để chứng minh chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng.


Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận HACCP

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TẤM THẠCH CAO

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TẤM THẠCH CAO
0905935699

Theo thông tư số 10/2017/TT-BXD ngày 29/9/2017 thì việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm. Do đó, tấm thạch cao cũng nằm trong danh mục trên nên việc chứng nhận hợp quy là hoàn toàn bắt buộc  theo QCVN 16:2017/BXD

PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ
Phương thức 1: 
  • Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
  • Hiệu lực giấy chứng nhận 01 năm


Phương thức 5: 

  • Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
  • Hiệu lực giấy chứng nhận 03 năm và giám sát hằng năm.

Phương thức 7: 

  • Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
  • Áp dụng cho cả sản phẩm hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Tấm thạch cao(d)
1. Cường độ chịu uốn
TCVN 8256:2009
TCVN 8257-3:2009
Lấy ngẫu nhiên với số lượng không nhỏ hơn 0,2 % tổng số tấm thạch cao trong lô hàng và số lượng mẫu gộp không nhỏ hơn 02 tấm
6809.11.00

2. Độ biển dạng ẩm
TCVN 8256:2009
TCVN 8257-5:2009
3. Độ hút nước (chỉ áp dụng cho tấm thạch cao chịu ẩm; ốp ngoài; lớp lót trong nhà)
TCVN 8256:2009
TCVN 8257-6:2009
4. Hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (Orthorhombic cyclooctasulfur - S8), ppm, không lớn hơn
10
ASTM C471M-16a,(e)

Viện Năng suất Chất lượng Deming
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.


Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Lợi ích khi áp dụng VietGAP

Lợi ích khi áp dụng VietGAP-0905935699


Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định

Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.

Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận ISO 22000
Chứng nhận HACCP

CHỨNG NHẬN HACCP

1.Chứng nhận HACCP là gì?

 Chứng nhận HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng.Các nguyên tắc của chứng nhận HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.
 Tuy nhiên, có thể thấy rằng chứng nhận HACCP không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.




2. Đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP

 Các đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP có thể kể đến như:
– Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
– Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp.
– Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác hoạt động liên quan đến thực phẩm.

3. Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng chứng nhận HACCP?

 Việc áp dụng chứng nhận HACCP sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi ích sau:
– Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường so với những đối thủ khác, đặc biệt trong ngành thực phẩm xuất khẩu.
– Được phép in trên nhãn hàng dấu chứng nhận phù hợp của hệ thống HACCP, tạo lòng tin tuyệt đối với khách hàng cũng như bạn hàng.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong và ngoài nước.
– Giảm chi phí bán hàng.
– Đáp ứng yêu cầu VSATTP của cơ quan chức năng thẩm quyền.
– Làm bước đệm quan trọng cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.
 Ngoài ra, việc áp dụng chứng nhận HACCP còn có lợi ích đối với ngành công nghiệp (Tăng khả năng cạnh tranh, tiếp thị, giảm chi phí cho sản phẩm hỏng hoặc bị thu hồi….), với nhà nước (cải thiện sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại…), với người tiêu dùng (Giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm, cải thiện cuộc sống…)

4.  Những nguyên tắc của chứng nhận HACCP

– Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
Xác định mỗi nguy cơ tiềm ẩn ở các giai đoạn: Sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.
– Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points). Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.
– Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn. Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
– Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn. Xây dựng hệ thống chương trình thử nghiệm, quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
– Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ.
– Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
– Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Giám định máy móc cũ theo thông tư 23 (Quyenlnd)

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC CŨ ĐÃ QUA SỬ DỤNG NHẬP KHẨU THEO THÔNG TƯ 23/2015/TT-BKHCN
v Bước 1: Đưa hàng về kho bảo quản.
·         Doanh nghiệp lập Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
·         Đăng ký giám định có xác nhận đã đăng ký của tổ chức giám định 
v Bước 2: Thông quan chính thức
·         Tổ chức giám định sẽ căn cứ giữa các thông số kỹ thuật, loại máy móc, năm sản xuất của máy móc, thiết bị... của bộ hồ sơ nhập khẩu và các thông số ghi trên máy móc thiết bị có trùng khớp nhau không để đưa ra kết luận cấp chứng thư cho Doanh nghiệp.
·         Doanh nghiệp nộp bản chứng thư cho cơ quan Hải quan là thông quan chính thức.



THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH
1.     Kiểm tra xem xét số lượng so với đăng ký
2.     Xác định mức chất lượng còn lại của thiết bị
·         Ngoại quan và tính đầy đủ của thiết bị
·         Động lực chính của thiết bị
·         Hệ thống truyền động
·         Hệ thống điều khiển
·         Bộ công tắc
·         Các bộ phận phụ trợ
3.     Xác định năm sản xuất của thiết bị
4.     Xác định các chỉ tiêu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường của thiết bị.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
Mr Ấn - 0905 952 099


CHỨNG NHẬN HỢP QUY KÍNH XÂY DỰNG -  0903516929

      Nền kinh tế phát triển đời sống được nâng cao con người có xu hướng gần gũi với thiên nhiên hơn, chính vì thế mà vật liệu kính đang được ứng dụng nhiều trong việc xây dựng của các toàn nhà cao tầng, chung cư cũng như nhà dân sinh, vấn đề đặt ra là việc quản lý chất lượng kính xây dựng bởi đó cũng là mặt hàng dễ gây mất an toàn cao bởi những đặc tính cơ lý của nó, bởi đó mà mặt hàng kính được cho vào nhóm sản phẩm hàng hóa phải được kiểm tra chất lượng theo quy định nhà nước.

       Chứng nhận hợp quy kính xây dựng chính là việc đánh giá chất lượng an toàn của sản phẩm dựa trên việc thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật an toàn, các sản phẩm kính xây dựng sau khi được đánh giá đạt yêu cầu sẽ được lưu thông trên thị trường. Việc Chứng nhận hợp quy kính xây dựng áp dụng với tất cả các cá nhân, tổ chức sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

Các mặt hàng kính sau phải được chứng nhận hợp quy:
– Kính nổi
– Kính màu hấp thụ nhiệt
– Kính phủ phản quang
– Kính phẳng tôi nhiệt
– Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
– Kính gương tráng bạc
– Kính phủ bức xạ thấp


       Quy trình thực hiện Chứng nhận hợp quy kính xây dựng chuyên nghiệp
       Tại trung tâm chứng nhận VietCert, Quý khách hàng sẽ được tư vấn một quy trình thủ tục hồ sơ để cấp chứng nhận chuyên nghiệp, nhanh và chi phí tối ưu nhất. Quý vị sẽ không phải đi lại nhiều lần vì thiếu những giấy tờ cần thiết. Mọi công đoạn đã được chúng tôi hỗ trợ tối đa và chỉ tới văn phòng khi cần bản chính để xuất trình Hải Quan và đối tác. Quy trình chứng nhận hợp quy kính xây dựng sẽ trải qua các giai đoạn:
+ Thu thập toàn bộ tài liệu quy định quy chuẩn liên quan đến sản phẩm gạch nung xin chứng nhận hợp quy của nhà sản xuất.
+ Đánh giá sơ bộ và lên phương án xây dựng hồ sơ quy trình chứng nhận hợp quy.
+ Đánh giá tổng thể bằng cách thực tế của sơ sở sản xuất với chuyên gia cũng như lấy mẫu thử theo các tiêu chuẩn. Những mặt hạn chế doanh nghiệp sẽ tư vấn thêm.
+ Cấp chứng nhận hợp quy dựa trên căn cứ vào kết quả đã thử nghiệm mẫu và hoàn thiện công bố hợp quy.

       Để được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng; Chứng nhận hợp quy sứ vệ sinh; chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực sản xuất sứ vệ sinh và các vấn đề về pháp lý liên quan.

        Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
        Xin chân thành cảm ơn!
        Mọi chi tiết xin liên hệ
        Trung tâm giám định hợp chuẩn hợp quy VIETCERT
       SĐT: 0905 516 929