Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2023

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN DÀNH CHO TÔM - VIETCERT

 CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN DÀNH CHO TÔM


1. Thức ăn thủy sản và vì sao phải kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản:

Nuôi trồng thủy sản gồm các hoạt động xây ao, cho ăn, nhân giống, đánh bắt, thu hoạch và chế biến.

Trong đó, cho ăn và nhân giống là 2 bước cơ bản và quan trọng nhất quyết định đến sản lượng và chất lượng thủy sản. Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp thức ăn dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của các động vật thủy sản.

Thức ăn thủy sản - thức ăn cho tôm được bổ sung vào vật nuôi ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến và bảo quản. Các loại thức ăn này bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia bổ sung và các sản phẩm bổ sung vào môi tường nuôi. Khi bổ sung vào, môi trường nuôi thủy sản được cải thiện và tăng hiệu quả nuôi trồng hơn.

Thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta. Vì vậy, chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt hàng đầu. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, do đó việc kiểm soát thức ăn thủy sản thông qua chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý và qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

2. Các văn bản liên quan về việc chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản (thức ăn cho tôm):

Ngày 07 tháng 8 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức ban hành Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT Ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản

a. Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp. Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.

b. Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung. Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.

c. Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống. Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.

Theo đó kể từ ngày 01/01/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu dung trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

3. Quy định về quản lý chứng nhận, công bố hợp quy thức ăn thủy sản

3.1 Công bố hợp quy

- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

- Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

3.2 Đánh giá sự phù hợp

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức ăn thủy sản theo phương thức:

- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình);

- Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

4. Quy trình/Thủ tục chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

4.1 Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm được sản xuất trong nước (Phương thức 1)

Bước 1: Đăng ký chứng nhận (đăng ký theo fom Vietcert)

Bước 2: VIETCERT kiểm tra thực tế kiểu, loại sản phẩm và lấy mẫu sản phẩm để thử nghiệm.

Bước 3: Thử nghiệm sản phẩm tại phòng thử nghiệm có năng lực

Bước 4: VIETCERT cấp giấy chứng nhận hợp quy (có giá tri đối với kiểu, loại sản phẩm).

Bước 5: Công bố hợp quy tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

4.2 Chứng nhận hợp quy cho lô sản phẩm nhập khẩu (Phương thức 7)

Thức ăn thủy sản khi nhập khẩu phải được đăng ký kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.

4.2.1 Đăng ký kiểm tra chất lượng: Việc đăng ký này sẽ được thực hiện trên hệ thống 1 cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/). Nếu quý khách hàng chưa rõ thủ tục thì liên hệ trực tiếp VietCert để được hướng dẫn. Sau khi đăng ký xong, được hệ thống duyệt thì in đơn đăng ký ra và kẹp vào bộ hồ sơ để xuất trình cho hải quan và tạm thông quan hàng về kho bảo quản.

4.2.2 Chứng nhận hợp quy:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận:  Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, hồ sơ nhập khẩu, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký cho VietCert;

Bước 2: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm: VietCert sẽ kiểm tra thực tế lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm tại cảng hoặc tại kho;

Bước 3: Thử nghiệm sản phẩm tại phòng thử nghiệm có năng lực

Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu VietCert sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm (có giá trị cho lô hàng). Khách hàng cung cấp lại kết quả hợp quy vào Đăng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan hàng.

Bước 5: Công bố hợp quy thức ăn thủy sản tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và bán hàng ra thị trường, VietCert sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này.

Để hiểu cụ thể hơn về quy trình chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy như thế nào, hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách hàng

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng. Quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline: 0905 527 089
Fanpage: Vietcert Centre
Website: www.vietcert.org

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2023

TÌM HIỀU CHẤT BÉO (LIPIT) TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN (TATS) - DEMING

 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản cơ bản bao gồm: Protein và amino acid, lipid và acid béo, carbohydrate, vitamin. Đây là các yếu tố quan trọng đối với sức khỏe thủy sản và cũng góp phần quan trọng vào thành công của mô hình chăn nuôi. Nhiều người thắc mắc không biết chất béo (lipit) là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết của Viện Năng suất Chất lượng Deming về khái niệm, nguồn gốc và vai trò của lipit đối với thủy sản.


1. Khái niệm và phân loại lipid:
     - Khái niệm: Lipid là những este giữa alcol và acid béo.
     - Phân loại: Lipid trong thực phẩm có nhiều loại như triglycerid, phosphorlipid, cholesterol, lipoprotein, glycolipid và sáp. Trên cơ sở đó lipid được chia làm 2 loại:
     + Lipid đơn giản cấu tạo bao gồm carbon (C), hydro (H) và oxy (O) như triglyceride.
     + Lipid phức tạp có tạo phức ngoài C, H, O còn có các thành phần khác như P, S… ví dụ phospholipid (chất béo có kèm thêm phospho), cholesterol…
     Lipid quan trọng nhất đối với cơ thể người gồm 3 loại chính là triglycerid, phosphorlipid và cholesterol trong đó triglyceride chiếm 95% tổng lượng lipid từ thức ăn đưa vào cơ thể.

2. Nguồn lipid: 
      Lipid trong thực phẩm có từ hai nguồn khác nhau động vật và thực vật. Nguồn lipid từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật như là dầu tinh luyện, shortening, bơ thực vật (margarin), đậu lạc, đậu nành, vừng… Còn nguồn lipid từ thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, thuỷ sản…

  Các chất béo có nguồn gốc động vật gọi là mỡ, chất béo nguồn gốc thực vật gọi là dầu. Các loại chất béo động vật thường chứa nhiều acid béo no (acid béo bão hòa) dễ bị đông đặc hơn trong khi các chất béo thực vật có nhiều acid béo không no (acid béo chưa bão hòa) thường có nhiệt độ đông đặc cao hơn. Acid béo không no có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là đối với hệ tim mạch, nên về mặt nguyên tắc các loại chất béo có nhiệt độ đông đặc càng thấp thì càng tốt cho sức khỏe và ngược lại. Mỡ cá dù có nguồn gốc động vật, nhưng chứa nhiều acid béo không no (Omega-3, Omega-6, Omega-9…) nên ít đông đặc và được xem là một loại chất béo tốt. Dầu thực vật nếu đã được no hóa (ví dụ làm margarine, shorterning…) hoặc dầu của các cây họ cọ (dầu cọ, dầu dừa…) cũng có nhiệt độ đông đặc cao hơn nên không có lợi cho sức khỏe.
3. Vai trò dinh dưỡng của lipid đối với thủy sản:
     Lipid là một trong những thành phần sinh hóa cơ bản của động thực vật. Lipid đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng (8- 9 kcal/gam) và các acid béo cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Lipid trong thức ăn cũng đóng vai trò như là chất vận chuyển vitamin tan trong dầu và sterols. Ngoài ra trong thành phần của lipid có phospholipid và sterol ester tham gia vào quá trình sinh tổng hợp màng tế bào.

Với vai trò của lipid quan trọng như vậy, nên lipid hiện nay là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu để nâng cao chất lượng thức ăn cho động vật thủy sản, Nhiều kết quả nghiên cứu về nhu cầu các acid béo của động vật thủy sản đã được công bố và ứng dụng vào thực tế sản xuất đem lại hiệu quả cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy lipid có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của động vật thủy sản, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng và giống. Ở giai đoạn nuôi vỗ thành thục thức ăn được bổ sung nguồn lipid thích hợp sẽ nâng cao sức sinh sản của động vật thủy sản cũng như chất lượng của giống.

Đối với các loài cá cảnh (ví dụ như cá koi và cá vàng), do điều kiện nuôi nhốt trong bể nên việc tiêu hao năng lượng. Nếu lượng thức ăn cho ăn quá nhiều, lượng mỡ sẽ tích tụ nhiều trên cơ thể cá nuôi làm xuất hiện những biến dạng trên cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của động vật thủy sản.


Viện Năng suất Chất lượng Deming (Viện Deming) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiệm các sản phẩm thức ăn thủy sản với năng lực đã được khẳng định và thừa nhận tầm khu vực, đã được công nhận năng lực phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 bởi AOSC (VILAT 1.003).

Khi quý khách hàng hoặc cơ quan chức năng có nhu cầu kiểm nghiệm Lipit trong tất cả các nền mẫu (thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản...), hãy liên hệ ngay Viện Năng suất Chất lượng DemingHotline 0905.527.089

Địa chỉ trụ sở: 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng

Địa chỉ thử nghiệm: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

 CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN - THỨC ĂN BỔ SUNG 

QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT


Hiện nay, thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta, vì vậy chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Để thức ăn thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng.


Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn dùng trong thủy sản, gồm:

QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT – Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp

QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT – Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung

QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT – Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2020, các sản phẩm thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường tại Việt Nam phải chứng nhận và công bố hợp quy.

Chứng nhận & công bố hợp quy thức ăn thủy sản – thức ăn bổ sung - mã HS 2309.90.20

Thức ăn bổ sung (chất bổ sung) là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu được bổ sung vào thức ăn hoặc khẩu phần ăn để cân đối dinh dưỡng hoặc đóng vai trò chức năng đặc trưng trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn thủy sản bổ sung được phân ra làm các nhóm sau:

Nhóm Vitamin, Axit amin, Axit hữu cơ(dạng đơn hoặc hỗn hợp)

+ Chế phẩm enzyme, chế phẩm probiotic, chế phẩm prebiotic (dạng đơn hoặc hỗn hợp)

+ Hoạt chất sinh học và sản phẩm chiết xuất từ sinh vật

+ Nhóm khoáng chất

Nhóm hóa chất

 


Ứng với mỗi nhóm thì có các chỉ tiêu thử nghiệm khác nhau và giói hạn tối đa cho phép của mỗi chi tiêu cũng khác nhau, nên việc đầu tiên là chúng ta sẽ phân loại xem thức ăn thủy sản bổ sung đc xếp vào nhóm nào.

Quy trình chứng nhận hợp quy Thức ăn thủy sản bổ sung trong nước tại VietCert như sau:

- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 – thử nghiệm mẫu điển hình.

- Bước 2: Chuyên gia VietCert sẽ tới kho xem xét thực trạng nhà xưởng và kiểm tra thực tế kiểu, loại sản phẩm, và lấy mẫu thử nghiệm

- Bước 3:  Thử nghiệm mẫu tại phòng thử nghiệm đủ năng lực

- Bước 4: Chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 – với hiệc lực 03 năm

- Bước 5: Hướng dẫn hồ sơ công bố hợp quy tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tại địa phương

 

Quy trình chứng nhận hợp quy Thức ăn thủy sản bổ sung nhập khẩu tại VietCert như sau:

- Bước 1: Đăng ký chứng nhận - khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, hồ sơ nhập khẩu, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký cho VietCert

- Bước 2: VietCert đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm tại cảng hoăc tại kho.

- Bước 3:  Thử nghiệm mẫu tại phòng thử nghiệm đủ năng lực

- Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu VietCert sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho lô hàng theo phương thức 7

- Bước 5: Hướng dẫn hô sơ công bố hợp quy tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tại địa phương

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu về dịch vụ chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn thủy sản, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline/ zalo: 0905.527.089 hoặc email: info@vietcert.org,  hoặc để lại thông tin trên fanpage VietCert Centre, với những chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự tư vấn trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm; chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng

Xin trân trọng cảm ơn

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN - VIETCERT

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN


Ngày 07 tháng 08 năm 2019, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chính thức ban hành Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thuỷ sản

Theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, từ ngày 01/1/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản:

- Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp. Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.

- Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung. Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.

- Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống. Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.

Theo quy định tại các QCVN trên, kể từ ngày 01/1/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

1. Tại sao chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là bắt buộc ?

Thức ăn thủy sản là sản phẩm tác động trực tiếp tới sự phát triển của thủy sản. Chất lượng thủy sản phụ thuộc lớn vào nguồn thức ăn, cho nên việc lựa chọn thức ăn thủy sản trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở nuôi trồng. Ngoài ra, thức ăn thủy sản có thể ảnh hưởng gián tiếp và gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người từ việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Hiện nay, thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta, vì vậy chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng. Do đó việc kiểm soát thức ăn thủy sản thông qua chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2020, các sản phẩm thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường tại Việt Nam phải chứng nhận và công bố hợp quy.

2. Quy định về quản lý chứng nhận, công bố hợp quy thức ăn thủy sản

Công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo biện pháp:

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Đánh giá sự phù hợp

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức ăn thủy sản theo phương thức:

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình).

Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ Vietcert để được hỗ trợ về trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy.

3. Quy trình chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

- Khách cung cấp: Thông tin sản phẩm, Hồ sơ và thông tin doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm

Vietcert sẽ cử chuyên gia, kỹ thuật xuống đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm

Địa điểm lấy mẫu: tại cảng hoặc tại kho nơiis doanh nghiệp đưa hàng về bảo quản

Bước 3: Cấp chứng nhận hợp quy

Sau khi có kết quả thử nghiệm, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Vietcert sẽ cấp chứng nhận hợp quy

Bước 4: Công bố hợp quy tại Sở NN & PTNN

Sau khi có chứng nhận hợp quy, khách hàng mang hồ sơ đi công bố tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nơi doanh nghiệp mở đăng ký kinh doanh.

4. Thời gian và chi phí chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

Thời gian thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sẵn sàng của khách hàng, kết quả đánh giá quá trình sản xuất, thời gian thử nghiệm mẫu … Một khung thời gian thông thường như sau:

o Thời gian đánh giá chứng nhận hợp quy: 5 – 7 ngày

o Thời gian thử nghiệm mẫu: 5 – 10 ngày

o Thời gian công bố hợp quy: 5 – 10 ngày

Vietcert sẽ đưa ra chi phí chứng nhận phù hợp nhất với doanh nghiệp, dựa trên các thông tin:

o Số lượng/kiểu loại sản phẩm đăng ký chứng nhận;

o Địa điểm sản xuất;

o Số lượng CBNV tham gia vào quá trình sản xuất.

Chi phí chứng nhận gồm có:

o Chi phí xem xét hồ sơ, đánh giá quá trình sản xuất và cấp giấy chứng nhận;

o Chi phí thử nghiệm mẫu (doanh nghiệp có thể thanh toán trực tiếp cho phòng thử nghiệm – nếu muốn)

Ngoài ra, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí gì trong quá trình chứng nhận (như chi phí tiếp đoàn đánh giá, chi phí thử nghiệm mẫu …)

5. Dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản của VIETCERT

Vietcert là tổ chức đánh giá được cấp phép bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để chứng nhận hợp quy các sản phẩm thức ăn thủy sản theo các QCVN ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT.

Ưu điểm của dịch vụ chứng nhận do VIETCERT thực hiện:

Đội ngũ chuyên gia đánh giá là những người có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản.

Chi phí thực hiện hợp lý và phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp, công khai với khách hàng mọi chi phí trong quá trình chứng nhận.

Thủ tục đơn giản, thời gian thực hiện nhanh, bảo mật thông tin trong quá trình chứng nhận.

Nhân viên tận tâm và chu đáo;

Khách hàng sẽ được hỗ trợ miễn phí các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;

Cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, các tài liệu kỹ thuật có liên quan;

Để được tư vấn và hỗ trợ về các thủ tục liên quan đến chứng nhận, vui lòng liên hệ:


TrungTâm Giám Định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert

Hotline: 0905.527.089

Website: www.vietcert.org

Fanpage: VietCert Centre