Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN MỚI
Điều kiện và nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo NĐ 39/2017/NĐ-CP ban hành ngày 04/04/2017
1. Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải khảo nghiệm là các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới không phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật hoặc đã được khảo nghiệm và được lưu hành ở các nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam về quy trình khảo nghiệm công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
c) Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới và thực hiện việc thừa nhận lẫn nhau về quy trình khảo nghiệm công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản với các nước có hoạt động trao đi thương mại thức ăn chăn nuôi, thủy sản với Việt Nam.
2. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng vật nuôi: chuồng trại, ao, lồng, bè, bể phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm.
Đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản phải có đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản.
b) Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, công nghệ sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản).
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp
Trình tự, thủ tục đăng ký khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới  
theo NĐ 39/2017/NĐ-CP ban hành ngày 04/04/2017
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới gồm:
a) Đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đề cương khảo nghiệm.
c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
3. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thành lập hội đồng hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm, kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm và ban hành quyết định phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không ban hành quyết định phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Sau khi kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi, thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lờbằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm
a) Hình thức và mức độ kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thành lập đoàn công tác gồm đại diện các cơ quan quản lý liên quan và các nhà khoa học tổ chức kiểm tra tại hiện trường ít nhất 01 lần trong quá trình khảo nghiệm đối với một loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
b) Nội dung kiểm tra: Điều kiện cơ sở khảo nghiệm; nội dung khảo nghiệm theo đề cương đã được phê duyệt.

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp
THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam theo NĐ 39/2017/NĐ-CP ban hành ngày 04/04/2017
1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).
b) Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.
c) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện các quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mi cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
3. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam, trong đó đưa ra những quy định về mức chất lượng ti thiu và các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất.
4. Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản gia công tại cơ sở đã công bố hợp quy về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản);
Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ sau: Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có);
Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận. Trong trường hợp chỉ tiêu chất lượng, an toàn của sản phẩm chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định, thừa nhận, thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tạm thời đơn vị thực hiện thử nghiệm phù hợp;
Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyn của nước xuất xứ cấp theo quy định;
Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;
Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực hoặc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận;
Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu);
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.
Đối với các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới phải khảo nghiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
5. Hồ sơ đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
b) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có) là bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất.
c) Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu).
6. Trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (bao gồm cả đăng ký lại):
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
c) Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc (đối với trường hợp đăng ký mới) hoặc không quá 10 ngày làm việc (đối với trường hợp đăng ký lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam:
Tổ chức, cá nhân chỉ được thay đổi các thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam nếu không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm, bao gồm:
a) Những thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do tổ chức, cá nhân có sản phẩm được phép tự thay đổi, bao gồm: Địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân đăng ký; tên nhà nhập khẩu; màu sắc, kích cỡ, dạng của sản phẩm; quy cách bao gói.
Tổ chức, cá nhân khi thay đổi những thông tin nêu trên phải thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản kèm theo thư điện tử (nếu có) để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật và đăng tải trên cng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Những thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép, bao gồm: Tên nhà sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất; tên, số tiêu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại) của sản phẩm.
Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Bản sao chụp tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có); mẫu nhãn sản phẩm có xác nhận của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất (đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu).
Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp đi tên cơ sở sản xuất, tên thương mại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu).
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Những thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay đổi căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và yêu cầu của thị trường.
8. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản dùng chung cho nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm:
a) Tổ chức, cá nhân khi đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc thay đổi các thông tin có liên quan gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trình tự thủ tục và nội dung đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản dùng chung trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cm được phép lưu hành tại Việt Nam áp dụng tương tự như quy định đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản khác trong Nghị định này.
9. Ngừng lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản.
b) Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị phát hiện vi phạm liên tục sau 03 lần kiểm tra về một chỉ tiêu chất lượng hoặc sau 02 ln kiểm tra về một chỉ tiêu an toàn.
c) Khi có thông báo ngừng lưu hành sản phẩm của cơ sở đăng ký lưu hành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra thông báo bằng văn bản và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản ngừng lưu hành.
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị ngừng lưu hành tại điểm a, điểm b khoản 9 Điều này. Nếu cơ sở đăng ký có nhu cầu lưu hành trở lại, thì phải làm các thủ tục như đăng ký lần đầu.
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản ngừng lưu hành tại điểm c khoản 9 Điều này đang trong thời gian còn hạn lưu hành. Nếu cơ sở đăng ký có nhu cầu lưu hành trở lại, thì chỉ cần có văn bản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ra thông báo và đăng tải trở lại
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903505271- Ms Diệp

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Lợi ích của ISO 14001:2015?


ISO 14001:2015 sẽ mang lại những lợi ích gì với doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn?
Có nhiều lý do tại sao một tổ chức nên tiếp cận một cách có chiến lược để cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Có rất nhiều lợi ích khi chỉ ra sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Lợi ích của ISO 14001:2015?
• Thể hiện phù hợp với các yêu cầu luật định ở hiện tại và tương lai, Tuân thủ các quy định về môi trường ở từng nước
•Tăng sự tham gia của lãnh đạo và nhân viên vào quản lý môi trường
•Tiết kiệm chi phí về rác thải, tái chế và tiêu thu
•Tạo ưu thế hơn các đối thủ khi thầu các dự án kinh doanh mới
•Quản lý các mỗi nguy về môi trường
•Chứng minh rằng tổ chức của bạn là một tổ chức có trách nhiệm với tương lai
• Giúp nhân viên nhận thức tốt hơn rằng họ đang làm việc trong một tổ chức thân thiện với môi trường
• Nâng cao uy tín của công ty và sự tin tưởng của các bên liên quan thông qua các chiến lược truyền thông
• Đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh bằng cách kết hợp các vấn đề môi trường vào quản lý kinh doanh
 • Cung cấp một lợi thế về tài chính và lợi thế cạnh tranh thông qua hiệu quả cải tiến và giảm chi phí
• Khuyến khích các hoạt động môi trường tốt hơn bằng cách tích hợp chúng vào hệ thống kinh doanh của tổ chức


TỪ NGÀY 15/9/2018 PHẢI HOÀN TẤT NÂNG CẤP SANG ISO 9001:2015


TỪ NGÀY 15/9/2018 CÁC CƠ SỞ ÁP DỤNG ISO 9001:2008 PHẢI HOÀN TẤT VIỆC NÂNG CẤP CHUYỂN ĐỔI SANG PHIÊN BẢN ISO 9001:2015
Nhằm đáp ứng của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với bối cảnh mới của quốc tế, ngày 15/9/2015, phiên bản ISO 9001:2015 chính thức ra đời thay thế phiên bản ISO 9001:2008.
          Theo đó, Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF) cho phép các tổ chức được chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn phiên bản ISO 9001:2008 có thời gian 3 năm để chuyển đổi nâng cấp sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Như vậy, các giấy chứng nhận được cấp theo phiên bản ISO 9001:2008 hết hiệu lực áp dụng kể từ ngàu 15/9/2018 và kể từ thời điểm này hiển nhiên các tổ chức đánh giá chứng nhận bắt buộc đánh giá theo chuẩn mực ISO 9001:2015.

Qua đây, VIETCERT cung cấp một số lưu ý tham khảo trong quá trình các đơn vị tự chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001:2015 như sau:
  • Soát xét hệ thống quản lý so với các chuẩn mực mới theo phiên bản ISO 9001:2015;
  • Đào tạo cập nhật các điểm mới của phiên bản ISO 9001:2015 các nhân nhân viên có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị (nghĩa là có tham gia vào quá trình áp dụng);
  • Lập kế hoạch chuyển đổi, gồm các công đoạn thiết lập tài liệu, áp dụng và ban hành áp dụng,…
  • Biên soạn, cập nhật hệ thống theo yêu cầu mới của ISO 9001:2015 ;
  • Ban hành áp dụng ;
  • Đánh giá nội bộ để xem xét tính hiệu lực của hệ thống theo phiên bản mới;
  • Đăng ký đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015


Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Nghị định mới về phân bón

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khoảng 3 năm thực hiện Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón, việc quản lý mặt hàng này đã có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, Nghị định 202/2013/NĐ-CP còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại kẽ hở, chưa bắt kịp yêu cầu thực tiễn dẫn đến sản phẩm phân bón phát triển ồ ạt, không theo định hướng.
Để khắc phục những hạn chế trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.
Theo quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, phân bón không được công nhận lưu hành khi:1- Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan; 2- Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường; 3- Trùng tên với phân bón khác đã được công nhận lưu hành.
Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam khi: 1- Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường; 2- Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành; 3- Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.
Điều kiện sản xuất phân bón
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau:
1- Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
2- Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;
3- Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa theo quy định. Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;
4- Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
5- Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
6- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 1 năm kể từ ngày thành lập;
7- Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Bán phân bón phải có bằng cấp
Theo quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau:
1- Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;
2- Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu, sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;
3- Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
4- Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định về người trực tiếp bán phân bón.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903505271- Ms Diệp

Hướng dẫn thủ tục hồ sơ công bố hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ

Ở bài viết này chúng tôi sẽ đi thẳng vào hướng dẫn thủ tục Hồ sơ công bố hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ  đầy đủ để các bạn có thể tham khảo như sau, cùng tìm hiểu nhé: 

THỦ TỤC, HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY PHÂN BÓN VÔ CƠ, HỮU CƠ:

Đơn vị khi tiến hành chứng nhân hợp quy phân bón vô cơ thì thực hiện tại đơn vị chỉ định của Bộ công thương. Chứng nhận hợp quy phân bón hữu cơ tại đơn vị chỉ định của Bộ Nông nghiệp.
Sau khi chứng nhận, đơn vị nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp trên địa bàn đăng ký kinh doanh nếu là phân bón hữu cơ, nộp tại Sở Công thương nếu là phân bón vô cơ bón rễ
Về hồ sơ và quy trình chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ cũng tương tự như nhau. Cụ thể, một bộ hồ sơ công bố hợp quy phân bón gồm có những thành phần chính sau:
– Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
· Bản công bố hợp quy theo mẫu ;
· Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm, hàng hoá với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
· Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….).
– Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
· Bản công bố hợp quy theo mẫu ;
· Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
· Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;
· Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001
· Kế hoạch giám sát định kỳ;
· Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung:
· + Đối tượng được chứng nhận hợp quy;
· + (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
· + Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
· + Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng;
· + Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);
· + Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
· + Thông tin bổ sung khác.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, đơn vị gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Nông nghiệp & PTNT nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động, sản xuất, kinh doanh để đăng ký thực hiện công bố hợp quy. Có thẻ gửi theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903505271- Ms Diệp