GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA
Hàng bị tổn thất phải được giám định ngay khi phát
hiện ra tổn thất tại cảng dỡ hàng hoặc tại kho nhận hàng cuối cùng. Tại thời
gian và địa điểm giám định trên, người bị thiệt hại sẽ dễ dàng hơn trong việc
xác định nguyên nhân gây nên tổn thất cũng như mức độ tổn thất một cách chính
xác và Chứng thư giám định tổn thất sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong việc
đòi bồi thường.
Quy trình giám định tổn thất hàng hóa bao gồm các hoạt động
xác định mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất hàng hóa để làm cơ sở
cho việc bồi thường khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm chất lượng ở
cảng đến hoặc trên đường hành trình do người được bảo hiểm yêu cầu. Bài viết dưới
đây của Vietcert cung cấp các thông tin và quy định về quy trình giám định tổn
thất hàng hóa giúp cho Quý khách hàng hiểu rõ hơn về cách thực hiện quy trình
này.
I.
Giám định tổn thất là gì?
Giám định tổn thất hàng hóa là công việc của giám định viên, bên bảo hiểm hoặc
của các công ty giám định được bên bảo hiểm uỷ quyền thực hiện kiểm tra tình trạng
hàng hóa, nghiên cứu hiện trường và các tài liệu, chứng cứ cần thiết để từ đó
sử dụng các biện pháp nghiệp vụ có liên quan nhằm xác định mức độ tổn thất,
nguyên nhân gây thiệt hại, ngăn chặn tổn thất tiếp diễn và xác định trách nhiệm
của các bên.
Những tổn thất do mất hàng, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng thì
không cần phải giám định và cũng không thể giám định được.
II.
Mục đích của việc giám định tổn thất?
Giám định tổn thất hàng hóa là cơ sở để xác định mức độ
và nguyên nhân của các tổn thất. Từ đó giúp các bên có thể thực hiện giải quyết
các tranh chấp/ bồi thường một cách trôi chảy khi xảy ra tình trạng hàng hóa bị
tổn thất trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
Cụ thể mục đích chính của hoạt động giám định hàng
hóa tổn thất bao gồm:
- Xác định tình
trạng thực tế hàng hóa bị tổn thất: xác định hiện trạng hàng hóa còn lại
(nghĩa là hàng hóa không bị hư hỏng phẩm chất); xác định số lượng và khối
lượng hàng hóa tổn thất để biết mức độ tổn thất;
- Xác định nguyên
nhân gây nên tổn thất (bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp);
- Đưa ra biện
pháp xử lý và ngăn ngừa tổn thất lây lan (hạn chế tổn thất)/ phân bố tổn
thất (khi có tổn thất chung)
- Cấp Chứng thư
giám định về tổn thất để làm căn cứ đòi bồi thường
Chứng thư giám định là văn bản
xác định tình trạng thực tế của hàng hóa về số lượng, chất lượng, quy cách, bao
bì, giá trị hàng hóa, tổn thất, an toàn, vệ sinh và các yêu cầu khác được tổ
chức giám định độc lập (bên thứ ba) cấp theo yêu cầu của bên yêu cầu giám định.
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định:
·
Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với hàng hóa được yêu cầu giám
định;
·
Chứng thư giám định có giá trị ràng buộc đối với bên yêu cầu giám định
nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được rằng kết quả giám định không
khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định;
·
Chứng thư giám định có giá trị ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ giám định về những kết quả và kết luận trong Chứng thư giám
định.
Giám định viên tiến hành kiểm tra phương tiện chuyên chở hàng hóa, kiểm
tra hàng (tình trạng, số, khối lượng và chất lượng hàng hóa bị tổn thất, bao
bỡ, ký mó hiệu…), lấy mẫu (hàng nguyên vẹn và hàng bị tổn thất) để phân tích
tại phòng thí nghiệm (nếu cần thiết), kiểm tra các giấy tờ liên quan và xử lý
các thông tin tiếp nhận được một cách hiệu quả… để xác định đúng số, khối lượng
hàng tổn thất, mức độ tổn thất và tìm ra nguyên nhân gây nên tổn thất.
III.
Khi nào cần giám định tổn thất?
Việc giám định này thường được thực hiện khi tổ chức/
doanh nghiệp nhận thấy hàng hóa của nhà cung cấp bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ,
thiếu hụt, giảm chất lượng ở cảng hay trên đường hành trình.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quyVietcert - với những chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ
nhân sự tư vấn trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng
động, thân tình, tận tâm. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách.
Hotline: 0905 527 089
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét