HỒ SƠ, THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC, THIẾT BỊ NHẬP KHẨU ĐÃ QUA SỬ DỤNG
1. Giám định máy móc thiết bị đã qua sử dụng là gì?
Giám định máy móc thiết bị là sử dụng
những phương pháp và trang thiết bị đo lường để đánh giá sự phù hợp của máy
móc, thiết bị được kiểm tra so với chứng từ nhập khẩu như Phiếu đóng gói (P/L),
Hóa đơn (Invoice) hoặc Hợp đồng cung cấp thết bị, tài liệu kỹ thuật, bản vẽ
thiết kế, chế tạo.
2. Khi
nào cần làm giám định máy móc, thiết bị đã qua sử dụng?
Trong
quá trình phát triển, hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, lượng máy móc, thiết bị được nhập khẩu vào nước ta ngày càng lớn và có
nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Các nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư và người sử dụng
luôn muốn máy móc, thiết bị nhập về phải phù hợp với Hợp đồng thương mại về số
lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, xuất xứ, tính đồng bộ… Bên cạnh đó,
các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần những kết quả kiểm tra chính xác, khách
quan để phục vụ các mục đích quảng cáo như: áp thuế, thông quan xuất nhập khẩu,
thanh lý, quyết toán các công trình đầu tư, tránh gian lận thương mại…
Máy móc thiết bị cũ được nhập khẩu vào
Việt Nam tương đối lớn và ngày càng được kiểm soát kỹ càng hơn trước và phải
đáp ứng được những tiêu chuẩn đề ra, do vậy các nhà sản xuất khi nhập máy móc
thiết bị cũ phải giám định máy móc thiết bị cũ.
3. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN GIÁM
ĐỊNH MÁY MÓC, THIẾT BỊ CŨ?
Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày
19/04/2019 của Thủ tướng chính phủ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị,
dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng;
Quyết định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, doanh nghiệp (sau đây viết chung là doanh nghiệp) nhập khẩu máy
móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
2. Tổ chức giám định thực hiện giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công
nghệ đã qua sử dụng theo quy định tại Quyết định này.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc nhập khẩu máy móc, thiết
bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng quy định tại Điều 1 Quyết định này
3.1 Đối
tượng của giám định máy móc, thiết bị cũ
– Dây chuyền
sản xuất, dây chuyền thiết bị công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy
lợi;
– Máy; thiết
bị, phụ tùng, máy chuyên dụng và công trình
– Phương
tiện vận tải, ôtô, xe máy, xe chuyên dụng,
– Thiết bị
điện, điện tử, điện lạnh; viễn thông; thiết bị y tế, thiết bị trường học
– Nguyên
liệu sản xuất sắt, thép; gang; các loại sắt, thép thành phẩm; hợp kim.
3.2 Các
loại hình giám định thiết bị, máy móc
– Giám định
số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hóa;
– Giám định
chủng loại;
– Giám định
xuất xứ hàng hóa;
– Giám định
tính đồng bộ;
– Giám định
tính chuyên dùng, phạm vi sử dụng;
– Giám định
tổn thất;
– Thẩm định
giá máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích xem xét, ký kết hợp đồng nhập khẩu,
góp vốn kinh doanh bằng máy móc thiết bị, hoạt động cầm cố/ cho vay.
4. HỒ SƠ, THỦ TỤC NHẬP KHẨU VÀ GIÁMĐỊNH THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
* Bước
1:
Làm bộ hồ
sơ gửi tổ chức có năng lực giám định được cấp phép (Trung Tâm VietCert)
- Hồ sơ bao gồm: Hợp đồng mua bán/Biên bản thỏa thuận….; Invoice; Packing list;
Vận đơn; Giấy yêu cầu giám định; Catalogue; Chứng nhận C/Q – C/O
==> Tổ chức giám định (Trung tâm VietCert) sẽ tiếp nhận và cấp số cho Giấy
yêu cầu giám định.
* Bước
2:
Mở tờ khai
và làm thủ tục xin đưa hàng về bảo quản.
- Khai báo như bình thường.
- Cần thể hiện số của Giấy yêu cầu giám định đã được cấp trên tờ khai.
- Doanh nghiệp xin đưa hàng về bảo quản cần làm và xuất trình:
+ Công văn theo mẫu 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, TT 38/2015/TT-BTC;
+ Bộ hồ sơ theo Luật Hải quan;
+ Bản chính Giấy yêu cầu giám định đã được tổ chức giám định (Trung tâm
VietCert) xác nhận và cấp số.
- Sau khi được Lãnh đạo Chi cục Hải quan phê duyệt, cho phép đưa hàng về bảo quản,
doanh nghiệp tiến hành các thủ tục lấy hàng từ cửa khẩu về bảo quản tại nhà máy.
Nếu tờ khai luồng đỏ thì phải mang hàng về cơ quan Hải quan kiểm hóa rồi mới
mang về nhà máy.
* Bước 3:
Giám định
thiết bị tại nhà máy:
- Sau khi doanh nghiệp đưa hàng về bảo quản tại nhà máy sẽ thông báo cho tổ chức
giám định biết để sắp xếp thời gian đến nhà máy giám định thiết bị.
- Khi giám định, bên giám định sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá tính đồng bộ,
tiêu chuẩn an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường của thiết bị.
- Thời gian thực hiện giám định phụ thuộc vào đặc thù và số lượng thiết bị.
- Sau khi giám định xong, thiết bị sẽ phải bảo quản nguyên trạng tại nhà máy.
* Bước 4:
Chờ kết quả
giám định và thông quan tờ khai:
- Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản, DN phải nộp
cho Cơ quan hải quan chứng thư giám định. (Theo điểm b khoản 3 điều 8 Quyết định
18:2019/QĐ-TTg)
5. Tại sao nên lựa chọn giám định
thiết bị máy móc tại VietCert?
Thương hiệu
VietCert hơn 13 năm trong ngành hiện là tổ chức dịch vụ đa ngành hàng đầu Việt
Nam với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận, đào tạo, kiểm định, thử
nghiệm và giám định
Với đội
ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu được vận dụng tối đa,
mang lại hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho Khách hàng và Sự tận
tình chăm sóc chu đáo mang lại cho khách hàng những giải pháp tốt nhất.
Riêng lĩnh
vực giám định: Vietcert với đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, tận tình, được
đào tạo bài bản, luôn đề cao uy tín, chất lượng và đặt lợi ích khách hàng lên
hàng đầu.
Để được tư vấn và hỗ trợ về các thủ tục liên quan đến chứng nhận, vui lòng liên hệ:
TrungTâm Giám Định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
Hotline: 0905.527.089
Website: www.vietcert.org
Fanpage: VietCert Centre
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét