CHỨNG NHẬN HỢP QUY TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ THEO QCVN9:2012/BKHCN
Chứng nhận hợp
quy QCVN 09:2012/BKHCN về tương thích điện từ (EMC) là hoạt động kiểm
nghiệm, đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
QCVN 09:2012/BKHCN
Ai là người cần chứng nhận hợp quy điện QCVN9:2012/BKHCN:
Quy chuẩn này là các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối và bán lẻ (gọi tắt là Doanh nghiệp) các thiết bị điện và điện tử thuộc phạm vi nêu ở Điều khoản 1.1.Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Các thiết bị điện và điện tử quy định trong Phụ lục phải đảm bảo nhiễu điện từ do chúng phát ra không vượt quá các giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng như sau:
Máy hút bụi, máy giặt, tủ lạnh, tủ đá, điều hoà không khí dùng trong gia đình, máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ, dụng cụ điện đun nước nóng tức thời theo TCVN 7492-1 (CISPR 14-1), Tương thích điện từ - Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự - Phần 1: Phát xạ.
Bóng
đèn có balát lắp liền theo TCVN 7186 (CISPR 15), Giới hạn và phương pháp đo đặc
tính nhiễu tần số rađiô của thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự.
Tại
sao phải làm chứng nhận hợp quy:
Chứng nhận Hợp quy mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp,
bao gồm:
Đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm.
Giảm chi phí kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
Chứng minh sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và luật pháp.
Kiểm soát quá trình sản xuất và cải tiến năng suất hoạt động.
Giảm thiểu chi phí xử lý và lỗi hỏng trong quá trình sản xuất.
Tạo dựng uy tín và hình ảnh tốt đối với khách hàng và đối
tác.
Mở cửa cho thị trường Việt Nam và tăng cơ hội xuất khẩu.
Khi nào cần làm chứng nhận hợp quy ?
Chứng nhận Hợp quy là
bước không thể thiếu và quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó đảm bảo sản phẩm
tương thích điện tử đáp ứng các yêu cầu về tương thích điện từ và là yêu cầu bắt
buộc khi lưu thông hàng hoá tại Việt Nam. Chứng nhận Hợp quy giúp nâng cao chất
lượng sản phẩm và đáp ứng quy định pháp luật.
Hồ
sơ đăng kí bao gồm:
Bản đăng ký công bố hợp quy (đối với thiết bị điện và điện tử
sản xuất trong nước) theo mẫu quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày
28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc bản đăng ký
kiểm tra chất lượng (đối với thiết bị điện và điện tử nhập khẩu) theo mẫu quy
định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ;
-
Bản mô tả sản phẩm (tên gọi, tính năng công dụng, các thông số kỹ thuật cơ
bản, danh mục hoặc hóa đơn các nguyên vật liệu, linh kiện chính …);
-
Ảnh mầu tổng thể phía ngoài, bao gồm các ảnh về: toàn cảnh, mặt trước, mặt trên
và mặt bên, phích cắm điện (nếu có); nhãn hiệu hàng hóa (nếu có), nhãn hàng hóa
(có các thông số kỹ thuật cơ bản);
-
Hướng dẫn sử dụng;
-
Bản sao giấy chứng nhận hợp quy;
-
Thông báo về những thay đổi liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ
chế tạo (nếu có) so với hồ sơ đã đăng ký.
Doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện và điện tử sau khi được
chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định tại Quyết
định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ.
Doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn trình tự thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Chứng nhận hợp quy ở đâu?
Qua quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm
tương thích điện tử theo QCVN 09:2012/BKHCN, doanh nghiệp có thể đảm bảo chất
lượng sản phẩm và tuân thủ quy định pháp luật, từ đó nâng cao sự tin tưởng của
khách hàng và khẳng định vị thế trên thị trường.
Tổ chức chứng nhận hợp quy Việc chứng nhận hợp
quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận thực hiện. Việc chỉ
định tổ chức chứng nhận hợp quy về EMC đối với thiết bị điện và điện tử được
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ
tục chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Sử dụng dấu hợp quy Dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Vietcert, với kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực chứng nhận Hợp quy, sẽ là đối tác đáng tin cậy giúp doanh nghiệp đạt được chứng nhận và thành công trong lĩnh vực sản phẩm tương thích điện tử.
Để được tư vấn và hỗ trợ về các thủ tục liên quan đến chứng nhận, vui lòng liên hệ:
TrungTâm Giám Định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
Hotline: 0905.527.089
Website: www.vietcert.org
Fanpage: VietCert Centre
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét