Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Tiêu chuẩn HACCP là gì ?

Tiêu chuẩn HACCP là gì ?
HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System, và có nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”.

HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm.
Tiêu chuẩn HACCP do uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm ( CODEX) ban hành lần đầu vào năm 1969, được sửa đổi 2 lần vào năm 1991 và sửa đổi tiếp vào năm 1998. Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP là bộ các tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn về việc tăng cường an toàn thực phẩm trong mọi lĩnh vực sản xuất, chế biến lương thực , thực phẩm, thuỷ sản …
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…;
Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp;
Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm.
Lợi ích

Lợi ích với doanh nghiệp: nâng cao uy tín chất lượng phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu. Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng. Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài;
Lợi ích với ngành công nghiệp: tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị; giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm;
Lợi ích với nhà nước: cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại; tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm;
Lợi ích đối với người tiêu dùng: giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm; cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế – xã hội.
Các bước triển khai

Cần xem xét lại điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị và con người trước khi tiến hành áp dụng HACCP, nếu chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải phải sửa chữa, nâng cấp… Để áp dụng thành công hệ thống HACCP, doanh nghiệp cần phải chú ý các điều kiện sau:
Cam kết của lãnh đạo: Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết đối với việc triển khai áp dụng và duy trì hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP thông qua đảm bảo cung cấp kịp thời các nguồn lực cần thiết theo các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.
Yếu tố con người: cán bộ quản lý chủ chốt phải được trang bị các kiến thức về sản phẩm và quá trình sản xuất, kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về các nguyên tắc của HACCP, đồng thời nhận thức được vai trò của HACCP trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhà xưởng và trang thiết bị: công nghệ, thiết bị và điều kiện nhà xưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và chế định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
12 bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP

1.Thành lập đội HACCP
2.Mô tả sản phẩm
3.Xác định mục đích sử dụng của sản phẩm
4.Thiết lập sơ đồ quy trình công nghệ
5.Kiểm tra sơ đồ quy trình công nghệ
6.Tiến hành phân tích mối nguy
7.Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
8.Thiết lập các giới hạn tới hạn
9.Thiết lập hệ thống giám sát
10.Đề ra hành động sữa chữa
11.Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ
12.Xây dựng các thủ tục thẩm tra
.Chương trình HACCP tốt là một chương trình rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ các thủ tục hướng dẫn phương pháp thực hiện. Các biểu mẫu phải dễ sử dụng, dễ ghi chép tất cả các kết quả giám sát, thẩm tra và hành động khắc phục.

Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!

Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2015

ISO là gì? ISO là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (The International Organization for Standardization), là một ủy ban quốc tế bao gồm các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của hơn 160 quốc gia.


ISO 9000 là gì? ISO 9000 là:

-       Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng

-       Đưa ra các nguyên tắc về quản lý

-       Tập trung vào rủi ro, cơ hội và cải tiến

-       Chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng

-       Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loạI hình   sản xuất / dịch vụ

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm:

1.     ISO 9000: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

2.     ISO 9001: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng -  Các yêu cầu

3.     ISO 9004: 2009 Hệ thống quản lý chất lượng  - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả

4.     ISO 19011: 2011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9001 là gì?

-ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng (QMS) nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000.  ISO9001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO9000 mà tổ chức có thể được chứng nhận (mặc dù điều này không phải là một yêu cầu).

ISO 9001:2015 là gì?

-ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 đã được xuất bản lần đầu vào năm 1987, phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn ISO 9001 đã được phát hành vào tháng 9 năm 2015 (ISO 9001:2015)

-Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để chứng tỏ khả năng luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng thỏa mãn khách hàng và yêu cầu luật định.

Tổ chức nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ?

ISO 9001:2015 áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Hơn một triệu tổ chức từ hơn 160 quốc gia đã được chứng nhận ISO 9001.

Sau khi hiểu ISO 9001:2015 là gì và áp dụng nó, các tổ chức bất kể lớn hay nhỏ, bất kể lĩnh vực hoạt động nhận thấy rằng việc áp dụng  tiêu chuẩn ISO 9001 giúp họ:

• Tổ chức các quy trình

• Nâng cao hiệu quả của các quá trình

• Tiếp tục cải tiến

Làm thế nào để bắt đầu với ISO 9001:2015?

Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 được khuyến khích chuyển sang phiên bản 2015 càng sớm càng tốt. Tuy nhiên thời hạn chuyển đổi sang phiên bản mới được Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Ủy ban ISO chấp thuận là ba năm kể từ ngày ban hành tiêu chuẩn ISO 9001: 2015. Điều này không chỉ áp dụng cho các tổ chức đã được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2008, mà còn cho bất kỳ tổ chức mới thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

ISO 9001: 2015 bao gồm các điều khoản nào?

ISO 9001:2015 gồm có 10 điều khoản:

1.    Phạm vi áp dụng

2.    Tài liệu viện dẫn

3.    Thuật ngữ và định nghĩa

4.    Bối cảnh của tổ chức

5.    Sự lãnh đạo

6.    Hoạch định

7.    Hỗ trợ

8.    Điều hành

9.    Đánh giá kết quả hoạt động

10. Cải tiến

Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Lợi ích của việc áp dụng hệ thống VietGap

VietGAP là gì ?

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Lợi ích khi áp dụng VietGAP:

Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định

Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.

Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.

Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!

Lợi ích của ISO 22000 là gì ?

Chứng nhận ISO 22000:2005 là một hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm được ra đời trong giai đoạn khi kinh tế đang ngày càng phát triển, khi cuộc sống đang được nâng cao thì yêu cầu về nhà ở, đi lại, ăn uống và các dịch vụ tiện ích khác cũng được nâng cao yêu cầu. Tiêu chí hàng đầu cho các dịch vụ đó là sự an toàn , nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm giúp các doanh nghiệp có sự tự tin cũng như đủ điều kiện để cạnh tranh trong môi trường quốc tế, tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đã được ban hành.
Chứng chỉ ISO 22000:2005 được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế dựa trên ý kiến của 187 quốc gia phát triển trên thế giới. Việt Nam chính thức công nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn quốc gia năm 2008.
LỢI ÍCH CỦA ISO 22000?

Lợi ích của ISO 22000?
10 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000 đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm là gì?
1.     Tuân thủ yêu cầu pháp luật
2.     An toàn thực phẩm khi sử dụng
3.     Giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát được mối nguy về an toàn thực phẩm
4.     Giảm thiểu chi phí tái chế và huỷ bỏ sản phẩm
5.     Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
6.     Trao đổi thông tin có hiệu quả với các bên liên quan về các vấn đề an toàn thực phẩm
7.     Nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh
8.     Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới
9.     Giảm tần suất kiểm tra của các cơ quan chức năng
10.   Cải thiện mối quan hệ 3 bên : doanh nghiệp, nhà nước, nguời tiêu dùng
Trên đây là 10 lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng và chứng nhận ISO 22000
Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!


VIETGAP TRỒNG TRỌT


Ngày 15/03/2013, Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Quốc Doanh đã ký quyết định số 91/QĐ-TT-QLCL về việc chỉ định Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy -  VietCert là Tổ chức chứng nhận VietGAP sản phẩm ngành trồng trọt.
Theo quyết định này, Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy -  VietCert đủ năng lực thực hiện việc đánh giá, chứng nhận VietGAP cho sản phẩm trồng trọt sau:

- Chứng nhận VietGAP cho rau, quả tươi an toàn;
- Chứng nhận VietGAP cho chè búp tươi an toàn;
- Chứng nhận VietGAP cho cà phê;
- Chứng nhận VietGAP cho lúa.
@ Mọi thông tin chi tiết liên hệ Ms Trinh: 0903547299

CHỨNG NHẬN ISO 9001

I. QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 9001:

Việc áp dụng chứng chỉ, chứng nhận iso 9001:2008 hay iso 9001:2015 cũng đều trải qua quy trình gồm 4 giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu

- Khảo sát hệ thống quản lý của công ty và đánh giá nó theo yêu cầu ISO 9001
- Đào tạo tìm hiểu về chất lượng và hệ thống QLCL ISO 9001
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong công ty
- Phân định rạch ròi quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo, bộ phận điều hành ISO 9001
- Phân bổ chức năng, nhiệm vụ cho các phòng, ban
- Quy định nhiệm vụ – quyền hạn tương ứng cho từng chức danh công việc đồng thời yêu cầu năng lực thích hợp

2. Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu

- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên về văn bản hóa hệ thống quản lý chất lượng
- Xác định các đối tượng tài liệu cần xây dựng văn bản hóa
- Lập cấu trúc và xây dựng hệ thống tài liệu
- Áp dụng hệ thống quản lý

3. Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống

- Tìm hiểu và áp dụng hệ thống quản lý cho CBCNV liên quan
- Đào tạo đội ngũ đánh giá viên trong nội bộ
- Chọn lựa đánh giá viên
- Tìm hiểu và áp dụng các hành động khắc phục
- Xem xét và đánh gía hệ thống
- Sau khi xem xét hệ thống thực hiện khắc phục và cải tiến
- Đăng ký chứng nhận

4. Giai đoạn 4: Chứng nhận iso 9001

- Cơ quan chứng nhận thực hiện đánh giá
- Sau khi đánh giá, thực hiện khắc phục và cải tiến

II. THỜI GIAN THỰC HIỆN

- Tư vấn và áp dụng ISO 9001: từ 60 – 90 ngày
- Chứng nhận ISO 9001: từ 15 – 30 ngày

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Chứng nhận hợp quy ĐCTE

ĐIỂM NỔI BẬT
Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em theo QCVN 03:2009/BKHCN nhanh chóng
Thủ tục đầu vào nhanh chóng
Hệ thống các văn phòng đại diện và thử nghiệm trên toàn quốc.
Giá cả cạnh tranh
ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG
Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp sản xuất hay nhập khẩu.
Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước: Các doanh nghiệp buộc phải chứng nhận hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường.
Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu thì hàng hóa phải được chứng nhận hợp quy theo QCVN 03:2009/BKHCN trước khi hàng hóa được thông quan.

*Chứng nhận hợp quy Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước theo QCVN 03:2009/BKHCN:

Doanh nghiệp sản xuất lập hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy, bao gồm:

a) Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy (theo mẫu do tổ chức chứng nhận quy định);
b) Các thông tin liên quan đến các loại ĐCTE yêu cầu CNHQ, bao gồm:
- Tên/Nhãn hiệu của đồ chơi/Mã sản phẩm (nếu có).

- Mô tả sản phẩm/Các kích thước chính/Hình ảnh của đồ chơi.

- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của nhà sản xuất, địa điểm sản xuất đồ chơi.

- Hồ sơ kiểm soát sản xuất (kẻ cả hồ sơ theo dõi, kiểm soát nguyên vật liệu) và hồ sơ thiết kế liên quan đến các loại ĐCTE yêu cầu CNHQ.

- Quy trình sản xuất và các nội dung đặc thù liên quan đến loại ĐCTE cụ thể (nếu có).

- Các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý và bảo đảm chất lượng sản xuất, giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (nếu có).

- Các kết quả thử nghiệm trên mẫu điển hình, kết quả thử nghiệm về cơ lý của ĐCTE (nếu có), hoặc kết quả thử nghiệm đối với các loại vật liệu sử dụng cho từng loại ĐCTE được đăng ký CNHQ theo các yêu cầu tương ứng quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN (nếu có).

- Các tài liệu và thông tin kỹ thuật có liên quan khác (nếu có)

Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng nhằm đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn cũng nhằm mục đích cung cấp một hệ thống kiểm soát để loại trừ bất kỳ một điểm mất an toàn nào trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Ngoài ra nó còn cung cấp công cụ cho việc thực hiện HACCP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, được xây dựng có khả năng phù hợp với mọi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm. Bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp dịch vụ về thực phẩm (vận chuyển, phân phối, thương mại).
Vậy điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là gì? Tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, tuy nhiên ISO 22000 qui đinh thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001. Do đó xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm sẽ là điều kiện tiên quyết.
Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 để phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy hại liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu cho tới khi phân phối đến người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn này có thể được tích hợp hoặc liên kết với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng liên quan hiện có. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các qui đinh thực hành sản xuất tốt (GMP) và qui phạm vệ sinh (SSOP).
Khi áp dụng ISO 22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v… Tổ chức cũng phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Chứng nhận Vietgap trong chăn nuôi

Chứng nhận VietGAP chăn nuôi

1.  THÔNG TIN CHUNG
VietGAP chăn nuôi (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 

Quy định này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.

VietGAP chăn nuôi chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: thức ăn chăn nuôi, nước uống, sử dụng thuốc thú y và vệ sinh thú y …để sản phẩm chăn nuôi an toàn. Đảm bảo sản xuất thịt, trứng, mật, sữa đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Không tồn dư chất độc hại và vi sinh vật quá ngưỡng cho phép.
Hiện nay VietGAP chăn nuôi được ban hành mới nhất tại Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10 tháng 11 năm 2015 kèm theo 08 quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, bò thịt; dê sữa, dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong.
Các đối tượng trong hệ thống Vietgap chăn nuôi :

-   Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
-   Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
-   Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
-   Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
-   Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
-   Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
-   Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...
Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!

Tìm hiểu Vietgap trong trồng trọt

VietGAP đang là hướng đi mới cho các nhà sản xuất nông sản nước ta hiện nay. Nhất là trong lĩnh vực sản xuất rau, quả, chè búp non… Tiêu chuẩn VietGAP chính là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn, đặc biệt là các sản phẩm về rau, quả tươi. Và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất của các nhà đầu tư chính là sự chọn đúng đắn hiện nay.

Lợi ích và tầm quan trọng của chứng nhận VietGAP trồng trọt:

    Lợi ích của VietGAP
Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP sẽ được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Tạo ra mặt hàng các sản phẩm an toàn và chất lượng

Làm tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn, từ đó bảo vệ sức khỏe con người trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, kém chất lượng.

Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.

Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.

Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý.

Xem thêm: Dịch vụ cấ giấy chứng nhận VietGap

    Tầm quan trọng của VietGAP trong sản xuất nông sản hiện nay
Sản phẩm trồng trọt có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng… đã dẫn đến việc mất niềm tin của người tiêu dùng. Để lấy lại niềm tin cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cần có hướng canh tác bền vững, đúng quy trình cũng như cần thiết phải có một tiêu chuẩn để đánh giá tính hiệu quả của quá trình sản xuất. Đứng trước những yêu cầu đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho ra đời Tiêu chuẩn riêng về sản xuất nông nghiệp an toàn (VietGAP)

 


VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practice) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được xây dựng dựa trên 4 tiêu chuẩn:

   Kỹ thuật sản xuất
   An toàn thực phẩm
   Môi trường làm việc
   Truy tìm nguồn gốc của sản phẩm.
Bốn tiêu chuẩn này là tập hợp dựa trên những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích mọi người, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, giữ vệ sinh môi trường và đính chính nguồn gốc sản phẩm.

Tiêu chuẩn VietGAP trong trồng trọt có thể hiểu đơn giản qua các nội dung chính:

    1.Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất( lựa chọn khảo sát, đánh giá vùng sản xuất có ô nhiễm không, cách khắc phục..)
    2.Giống và gốc ghép( phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất..)
    3.Quản lý đất và giá thể ( các biện pháp quản lí đất, cách xử lí và khắc phục khi đất bị ô nhiễm..)
    4.Phân bón và chất phụ gia( đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng các chất phân bón, chất phụ gia. Lựa chọn phân bón và chất phụ gia phù hợp, lưu giữ hồ sơ khi mua và hồ sơ về quy trình sử dụng phân bón chất phụ gia…)
    5.Nước tưới( lựa chọn nước cho sản xuất và nước xử lí sau thu hoạch…)
    6.Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật)
    7.Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch( Thiết bị, vật tư và đồ chứa; thiết kế- vệ sinh nhà xưởng; phòng chống dịch hại; vệ sinh cá nhân; xử lí- bảo quản và vận chuyển sản phẩm…)
    8.Quản lý và xử lý chất thải ( xử lí chất thải, nước thải trong quá trình sản xuất..)
    9.Người lao động( an toàn lao động, điều kiện làm việc; phúc lợi xã hội, đào tạo…)
  10.Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
    11. Kiểm tra nội bộ
    12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

ISO 9001:2018

Có đến hơn hai trăm loại bệnh lây lan qua chuỗi thức ăn, rõ ràng là sản xuất thực phẩm an toàn, bền vững là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay. Toàn cầu hóa thương mại thực phẩm đang tiếp tục làm phức tạp hơn vấn đề an toàn thực phẩm. Phiên bản tiêu chuẩn ISO 22000 mới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thể hiện một phản ứng kịp thời với điều này.

An toàn thực phẩm chính là phòng ngừa, loại bỏ và kiểm soát các mối nguy từ thực phẩm, từ nơi sản xuất đến điểm tiêu thụ. Vì các nguy cơ về an toàn thực phẩm có thể được xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình, mọi công ty trong chuỗi cung ứng thực phẩm phải thực hiện các biện pháp kiểm soát mối nguy một cách thích đáng. Trong thực tế, an toàn thực phẩm chỉ có thể được duy trì thông qua sự nỗ lực kết hợp của tất cả các bên: chính phủ, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.

Với đối tượng áp dụng là tất cả các tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn, bất kể quy mô hay ngành nghề, ISO 22000:2018Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thức ăn, đã chuyển đổi quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Tiêu chuẩn đưa cách tiếp cận phòng ngừa vào vấn đề an toàn thực phẩm bằng cách hỗ trợ việc xác định, phòng ngừa và giảm thiểu các mối nguy trong chuỗi thực phẩm và thức ăn.

Phiên bản mới này mang đến sự hiểu biết rõ ràng cho hàng ngàn công ty trên toàn thế giới đã sử dụng tiêu chuẩn này. Những cải tiến mới nhất của tiêu chuẩn bao gồm:

  • Áp dụng cấu trúc cấp cao chung cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO, giúp các tổ chức dễ dàng kết hợp ISO 22000 với các hệ thống quản lý khác (như ISO 9001 hay ISO 14001) tại một thời điểm nhất định
  • Một cách tiếp cận mới đối với rủi ro - như một khái niệm quan trọng trong kinh doanh thực phẩm - phân biệt giữa rủi ro ở cấp độ hoạt động và cấp độ kinh doanh của hệ thống quản lý
  • Liên kết chặt chẽ với Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm, nhóm thực phẩm của Liên hợp quốc, xây dựng các hướng dẫn về an toàn thực phẩm cho các quốc gia
  • Tiêu chuẩn mới này cung cấp khả năng kiểm soát động các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được thừa nhận là: truyền thông tương tác, quản lý hệ thống, Chương trình tiên quyết (PRP) và các nguyên tắc Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

ISO 22000:2018 hủy bỏ và thay thế ISO 22000:2005. Các tổ chức được chứng nhận theo phiên bản tiêu chuẩn trước có thời hạn ba năm để chuyển đổi sang phiên bản mới.
Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!

TÌM HIỂU HỆ THỐNG VIETGAP 0905.527.089

Giới thiệu chung

Sau khi gia nhập WTO, ngành xuất khẩu Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực; Tuy nhiên, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như kỳ vọng. Một phần nguyên nhân chính là hàng hóa của chúng ta vấp phải các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe của các nước nhập khẩu. Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản-thủy sản-thực phẩm trên thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt được những khó khăn trên, từ năm 2006, ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên. Và ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có tên viết tắt là VietGAP.
VietGAP là gì
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. 
Tại Việt Nam, VietGAP được ban hành vào ngày 28/1/2008, đây là tiêu chuẩn riêng của Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận VietGAP cần đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:
Thứ nhất là về kỹ thuật sản xuất.
Thứ hai là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
Thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

CHỨNG NHẬN ISO 9001

QUY TRÌNH TƯ VẤN ISO 9001:2015  
Bước 1: Khảo sát thực trạng tại đơn vị.
Làm rõ các đặc tính lĩnh vực hoạt động và quy trình hoạt động hiện tại của đơn vị;
Xác định bối cảnh, rủi ro và cơ hội trong hoạt động chất lượng;
Đưa ra các biện pháp kiểm soát ban hành;
Đề xuất bổ sung, thay đổi hệ thống hiện hành;
Bước 2: Lập kế hoạch, đào tạo và xây dựng hệ thống tài liệu.
Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai dự án;
Bổ nhiệm đại điện lãnh về chất lượng đạo
(QMR) và Ban ISO;
Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Đào tạo, hướng dẫn phân tích bối cảnh, quá trình, những rủi ro và cơ hội. So sánh các điểm khác biệt của ISO 9001:2008 và iso 9001:2015;
Ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu. Hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu, giám sát việc áp dụng và xử lý các phản hồi để cải tiến.
Bước 3: Đánh giá và xem xét hệ thống.
Đào tào chuyên gia đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ: Phân tích giúp mọi người hiểu rõ về ISO 9001:2015, đào tạo những kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gai đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ;
Sau khi đánh giá sẽ tiến hành khắc phục và phòng ngừa đối với các điểm không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá nội bộ;
Bước 4: Đăng ký chứng nhận ISO 9001.
Doanh nghiệp đáp ứng đủ điểu kiện, điều khoản mà ISO đưa ra trong từng hạng mục thì sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO.
Sau khi hoàn thoàn các thủ tục đánh giá và doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện thì Tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận ISO 9001:2015 cho đơn vị.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903505714 Ms: Liên

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Tại sao phải chứng nhận hệ thống VIETGAP 0905.527.089

VietGAP là gì?

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, trên cơ sở kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất, thu hoạch và sơ chế.

VietGAP trồng trọt là gì ?

Đối với sản phẩm trồng trọt, từ năm 2008 đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các VietGAP cho rau, quả tươi; chè búp tươi, lúa và cà phê.

VietGAP là tự nguyện không bắt buộc áp dụng. Để được chứng nhận VietGAP, cơ sở nghiên cứu tìm hiểu về VietGAP (tự nghiên cứu hoặc tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về VietGAP) và áp dụng VietGAP vào sản xuất và/hoặc sơ chế. Sau khi áp dụng, cơ sở liên hệ với tổ chức chứng nhận VietGAP được Cục trồng trọt chỉ định để đăng ký chứng nhận. Danh sách tổ chức chứng nhận VietGAP trồng trọt bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đăng tải trên website, mục “Tổ chức chứng nhậnVietGAP”
Chứng nhận VietGAP chăn nuôi là gì ?


VietGAP chăn nuôi (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Quy định này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.

VietGAP chăn nuôi chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: thức ăn chăn nuôi, nước uống, sử dụng thuốc thú y và vệ sinh thú y …để sản phẩm chăn nuôi an toàn. Đảm bảo sản xuất thịt, trứng, mật, sữa đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Không tồn dư chất độc hại và vi sinh vật quá ngưỡng cho phép.

Hiện nay VietGAP chăn nuôi được ban hành mới nhất tại Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10 tháng 11 năm 2015 kèm theo 08 quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, bò thịt; dê sữa, dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong.

Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn!

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Chứng nhận iso 9001 - 0905 527 089


ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 - phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 [1]. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.


Các phiên bản của ISO 9001:
ISO 9001:1987 Quality systems - Model for quality assurance in design/development, production, installation and servicing (Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
ISO 9001:1994 Quality systems - Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
ISO 9001:2000 Quality management systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu).
ISO 9001:2008 Quality management systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu). Đây là phiên bản hiện hành của ISO 9001.
ISO 9001:2015 Quality managemeint systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu). Đây là phiên bản mới nhất sẽ thay thế phiên bản hiện hành ISO 9001:2008 sẽ hết hạn vào tháng 9/2018.
ISO 9001: 2015, Quality management system- Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu), là phiên bản thứ năm của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng[2].
Điểm cải tiến của ISO 9001:2015 so với các phiên bản cũ là việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro (giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức chệch khỏi kết quả được hoạch định, đưa ra các kiểm soát phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa cơ hội khi nó xuất hiện)
Và việc thay đổi các nguyên tắc quản lý chất lượng, bao gồm:
- hướng vào khách hàng;
- sự lãnh đạo;
- sự tham gia của mọi người;
- tiếp cận theo quá trình;
- cải tiến;
- quyết định dựa trên bằng chứng;
- quản lý mối quan hệ.
Lợi ích của tổ chức khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
a) khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành;
b) tạo thuận lợi cho các cơ hội nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng;
c) giải quyết rủi ro và cơ hội liên quan đến bối cảnh và mục tiêu của tổ chức;
d) khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng.
e) Áp dụng ISO 9001 tạo tiền đề cho việc áp dụng thành công những hệ thống quản lý tiên tiến khác như hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) và CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ với khách hàng)

Hãy liên hệ với chúng tôi - Trung tâm giám định và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert để được hỗ trợ một cách tốt nhất và hài lòng nhất . Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ Ms.Thien - 0903.541.399 để được tư vấn cụ thể, xin cảm ơn !