Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN ĐIỆN LED DI ĐỘNG THEO QCVN 19:2019/BKHCN - VIETCERT

 CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN ĐIỆN LED DI ĐỘNG THEO QCVN 19:2019/BKHCN


1. CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN ĐIỆN LED DI ĐỘNG LÀ GÌ?

Trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là hợp quy.

Ở đây chúng ta có thể hiểu hợp quy là phù hợp, thoả mãn và đáp ứng được quy chuẩn tương ứng. Trong đó, quy chuẩn là quy định về mức giới hạn, yêu cầu mà sản phẩm, đối tượng bắt buộc phải tuân theo. Mà ở đây đối với sản phẩm đèn điện LED di động, theo quy định của Bộ Khoa học- Công nghệ ban hành QCVN 19:2019/BKHCN- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, sản phẩm đèn điện LED di động phải chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.



Chứng nhận hợp quy đèn điện LED di động là hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận (bên thứ ba). Đánh giá các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng đèn điện led di động.

2. CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢI LÀM CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED ĐIỆN DI ĐỘNG

Theo quy định tại QCVN 19:2019/BKHCN – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 30/12/2022 thì đèn LED thuộc nhóm sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy, trong đó có đèn điện LED di động. Đèn điện LED thông dụng di động: là đèn điện LED dùng với mục đích chiếu sáng và có thể di chuyển từ một vị trí này sang vị trí khác trong khi vẫn được nối với nguồn

Chứng nhận hợp quy đèn điện LED điện di động được áp dụng cho các tổ chức, đơn vị sản xuất – kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm đèn điện LED di động.

Vậy tại sao chúng ta cần phải mua đèn điện LED di động có hợp quy?

Khi đèn điện LED di động có chứng nhận hợp quy và được cấp phép dán dấu CR chứng minh sản phẩm đã được kiểm định và đạt quy chuẩn của bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Sản phẩm an toàn khi sử dụng và tương thích với điện từ nội địa. Góp phần mang lại trải nghiệm an toàn và hạn chế các sự cố hi hữu xảy ra cho người dùng.

3.  LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN ĐIỆN LED DI ĐỘNG

- Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, giảm chi phí đáng kể như giảm tỉ lệ phế phẩm, sản phẩm bị hư hỏng, doanh thu tăng, và năng suất tăng

- An toàn cho người sử dụng

- Nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm

- Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường

- Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như các quy định của pháp luật về đèn điện led di động.

4. THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Hồ sơ chứng nhận hợp quy đèn điện LED di động bao gồm:

- Giấy đăng ký chứng nhận

- Tài liệu kỹ thuật, gồm:

  + Mô tả kỹ thuật thiết bị: Catalogue sản phẩm hoặc các tài liệu tương tự.

  + Sơ đồ mạch: Sơ đồ mạch của driver và bóng LED

  + Danh mục linh kiện sử dụng trong thiết bị

  + Hình ảnh của sản phẩm: ngoại quan và chi tiết bên trong

  + Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt: các hướng dẫn đi kèm sản phẩm.

5.    QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT

- Chi phí hợp lý, nhanh, thuận tiện;

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc

- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần.

VietCert cam kết chất lượng và hiệu suất khi tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác của mình. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, đội ngũ chuyên gia, giám định viên kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn tận tâm, nhiệt tình, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Mọi yêu cầu về hỗ trợ chứng nhận hợp quy, giám định tình trạng, chất lượng, số lượng hàng hóa, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org


Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐÈN LED - VIETCERT

 


 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED  - QCVN 19:2019/BKHCN

 

Bộ KHCN đã ban hành QCVN19:2019/BKHCN ngày 25/9/2019 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sp chiếu sáng bằng công nghệ LED, từ đó các sản phẩm đèn LED khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy (CNHQ), dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của QCVN này.

 

1.            Chúng ta cùng tìm hiểu vê 1 sốt thuật ngữ đinh nghĩa về công nghệ LED như sau:

 

Công nghệ LED: : là công nghệ phát sáng sử dụng các đi-ốt có thể phát ra các bước sóng ánh sáng khi có dòng điện đi qua, có thể là vùng hồng ngoại, tử ngoại hoặc vùng ánh sáng nhìn thấy

Bóng đèn LED: là tập hợp các linh kiện thành một thiết bị sử dụng công nghệ LED để chiếu sáng, có thể có hoặc không tích hợp bộ điều khiển, được thiết kế để kết nối với nguồn điện thông qua đầu đèn tiêu chuẩn được tích hợp

Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền: là khối khi tháo rời sẽ bị hỏng vĩnh viễn, được lắp cùng với đầu đèn và kết hợp với nguồn sáng LED và phần tử bổ sung cần thiết để vận hành ổn định các nguồn sáng.

Nguồn sáng LED: là tập hợp các linh kiện thành một thiết bị sử dụng công nghệ LED để chiếu sáng.

Đèn điện LED: là một thiết bị hoàn chỉnh bao gồm một hoặc nhiều nguồn sáng LED, bộ điều khiển LED, bộ phận phân phối ánh sáng, các bộ phận để cố định và bảo vệ bóng đèn, các bộ phận để kết nối với nguồn điện và các bộ phận khác.

 

2.            Các sản phẩm Led cần phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN:


a.      Đèn đi-ốt phát sáng (LED) – mã HS: 85395000

Phạm vị điều chỉnh:
+ Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp > 50V

+ Đèn điện LED thông dụng cố dịnh

+ Đèn điện LED thông dụng di động

+ Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng

 

b.      Đèn rọi – mã HS: 94051091

Phạm vị điều chỉnh: Đèn điện LED thông dụng cố định

 

c.      Loại khác – mã HS: 94052090

Phạm vi điều chỉnh: Đèn điện LED thông dụng di động

 

3.            Chứng nhận hợp quy đèn LED là gì?

Việc chứng nhận thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình) quy định trong Phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/BKHCN.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị không quá 3 năm.

Và dấu hợp quy phải tuân thủ theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.

Trình tự, thtục và hồ sơ công bố hợp quy đối với thiết bị điện, điện tử sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.

 

4.            Hồ sơ chứng nhận hợp quy đèn led bao gồm:

·   Giấy đăng ký chứng nhận: 02 bản

·   Tài liệu kỹ thuật:

Mô tả kỹ thuật thiết bị: Catalogue sản phẩm hoặc các tài liệu tương tự.

Sơ đồ mạch: Sơ đồ mạch của driver và bóng led. (Sẽ làm cam kết bảo mật nếu doanh nghiệp yêu cầu).

Danh mục linh kiện sử dụng trong thiết bị

·   Hình ảnh của sản phẩm: ngoại quan và chi tiết bên trong (thực hiện hành động chụp ảnh sản phẩm và doanh nghiệp sẽ xác nhận lại bằng dấu treo).

·   Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt: các hướng dẫn đi kèm sản phẩm.

·   Chứng nhận hợp quy đèn leb có hiệu lực không quá 3 năm kể từ ngày cấp.

5.            Quy trình công bố hợp quy:

 

Hồ sơ công bố hợp quy đèn LED:

+ Bản công bố hợp quy

+ Bản mô tả chung về sản phẩm

+ Giấy chứng nhận hợp quy

Trình tự công bố hợp quy đèn LED:

 

+  Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện đánh giá và cấp chứng hợp quy cho sản phẩm đèn led. Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để bạn thực hiện công bố hợp quy.

+ Đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

6.            Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng Đèn LED

        Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng:

+ Ảnh đăng ký kiểm tra chất lượng

+ Ảnh màu tổng thể phía ngoài: Toàn cảnh, măt trước, mặt trên, măt bên, phích cắm điện (nếu có), nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hàng hóa (có các thông số kỹ thuật cơ bản)

+ Giấy chứng nhận hợp quy

+ Thông báo về những thay đổi liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo (nếu có) so với hồ sơ đã đăng ký

Trình tự đăng ký kiểm tra chất lượng:

+ Đánh giá hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN

+ Đăng ký bản kiểm tra chất lượng đèn LED tại Chi cục TĐC

 

 LIÊN HỆ: HOTLINE 0905.527.089

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU ĐÈN LED

 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU ĐÈN LED

I.  Một số thông tin về đèn LED nhập khẩu

·        Bộ công thương: Kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng 

·        Bộ khoa học công nghệ: Kiểm tra chất lượng 

Khi nhập khẩu bộ đèn LED về thì 2 điều cần chú ý đó là:

Bước 1: Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy ( QCVN 19:2019/BKHCN)

Bước 2: Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc. (TCVN 11844:2017)Vậy khi bạn nhập khẩu đèn LED về thì chỉ cần xem loại đèn mình nhập khẩu có dính 1 trong 2 chỉ tiêu trên hay không ? Nếu có thì kiểm theo từng loại mà mình liệt kê ra. Bây giờ hãy cùng chúng tôi đi vào chi tiết nhé!!

II.  Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy

Đầu tiên cần check  xem đèn LED doanh nghiệp cần nhập khẩu có nằm trong  QCVN 19:2019/BKHCN hay không. Tóm tắt sơ lược các mã HS theo QCVN 19:2019/ BKHCN 



Nếu đèn LED mà doanh nghiệp nhập về có HS code nằm trong danh mục thuộc quy chuẩn trên thì chắc chắn là đi kiểm tra chất lượng nhà nước để làm hợp quy.Giấy chứng nhận hợp quy sẽ có giá trị trong 3 năm, sau 3 năm sẽ được xem xét cấp lại giấy chứng nhận mà không phải thử nghiệm lại nếu sản phẩm không thay đổi về kết cấu, linh kiện.

III.                    Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc

Dựa theo TCVN 11844:2017 Đèn LED – Hiệu suất năng lượng thì đèn LED phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau mới phải dán nhãn năng lượng

Thứ 1 là CÔNG SUẤT: phải từ 60W trở xuống. Như vậy các trường hợp đèn LED công suất trên 60W thì không phải dán nhãn năng lượng

Thứ 2 là ĐIỆN ÁP danh định: không quá 250 V. Như vậy các đèn LED công nghiệp dùng điện 380V không phải dán nhãn năng lượng.

Thứ 3 là loại LED : phải nằm 1 trong 2 loại đèn sau : Phải là đèn có baslast lắp liền có đầu đèn E27 hoặc B22 tức là LED Bulb hay còn gọi đèn LED tròn. Phải là đèn Led được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13 hay còn gọi là LED tuýp Như vậy các loại đèn LED dây, LED âm trần, LED chiếu sáng đường phố, LED Panel, LED rọi ray,… không phải dán nhãn năng lượng

Thứ 4 là MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG : phải cho mục đích chiếu sáng thông dụng trong nhà ở, văn phòng Như vậy nếu đèn LED của bạn có đủ 3 yếu tố trên nhưng không phải dùng cho chiếu sáng thông dụng thì cũng không phải dán nhãn năng lượng

IV.                    Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn LED

Bước 1: Xác định mã HS của đèn

Tùy từng loại đèn sẽ có mã HS khác nhau, dựa theo tính chất và công dụng, thông số kỹ thuật của sản phẩm

–  Nhóm 85.39 bao gồm đèn LED ở dạng bóng đèn có phần đuôi (ví dụ, đuôi xoáy, đuôi ngạnh hay bi-pin) để gắn vào đui đèn 

– Nhóm 94.05 bao gồm đèn, bộ đèn LED hoàn chỉnh, có dây điện kết nối với nguồn điện, không ở dạng bóng đèn có đuôi như mô tả nêu trên tại nhóm 85.39.

– Thuế Nhập khẩu có CO từ 0- 15% tùy xuất xứ từng nước

– Thuế GTGT VAT: 10%

Nếu sản phẩm nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng và kiểm tra hiệu suất thì làm lần lượt theo từng bước sau:

Bước 2: Kiểm tra chất lượng, đo hiệu suất, dán nhãn năng lượng

Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đo hiệu suất và làm hợp quy

·        Đơn đăng ký công bố dán nhãn năng lượng và bản công bố hợp chuẩn theo mẫu của bộ KH&CN.

·        Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

·        Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu.

·        Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng

·        Invoice

·        Giấy phép đăng ký kinh doanh

·        Bản sao Tiêu chuẩn áp dụng và kết quả chứng nhận.

·        Catalogue, C/Q  và các chứng từ quan trọng khác …. 

Đây là những giấy tờ quan trọng nhất và bắt buộc phải có. Nếu không, sản phẩm sẽ không được cấp phép dán nhãn năng lượng cũng như làm hợp quy trước khi bán ra thị trường.

Bước 3: Làm thủ tục Hải quan – Thủ tục nhập khẩu đèn LED

Thủ tục hải quan cho mặt hàng đèn LED tương đối phức tạp. Tuy nhiên với bất cứ loại đèn nào, doanh nghiệp cũng cần xuất trình những giấy tờ và chứng từ sau:       

·        Invoice & Packing List.

·        Sales contract

·        Vận đơn

·        Tờ khai hải quan

·        C/O, CQ.

·        Đơn đăng ký công bố dán nhãn năng lượng và bản công bố hợp chuẩn , đăng ký KTCL.

Doanh nghiệp bố trí mang mẫu sẵn có đi  làm thử nghiệm hiệu suất năng lượng , hoặc sau khi mang hàng về bảo quản. 

Bước 4: Trả kết quả KTCL và công bố hợp quy 

Bước 5: Dán tem hợp quy cùng những tem phụ khác khi hàng được lưu thông ra thị trường. 

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu đèn LED . Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0905 527 089 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

VietCert cam kết chất lượng và hiệu suất khi tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác của mình. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, đội ngũ chuyên gia, giám định viên kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn tận tâm, nhiệt tình, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

 



Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED - VIETCERT

        

 CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED


1. Chứng nhận hợp quy đèn LED là gì?

  Là hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận (bên thứ ba). Đánh giá các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng đèn LED.

  Chứng nhận hợp quy đèn LED áp dụng cho các tổ chức, đơn vị sản xuất – kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm đèn LED.



2. Tại sao phải chứng nhận hợp quy đèn LED?

  Theo quy định tại QCVN 19:2019/BKHCN – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 30/12/2022 thì đèn LED thuộc nhóm sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy. Vì vậy, Sản phẩm chiếu sáng đèn LED bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy trước khi được phép lưu thông trên thị trường. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp không được bỏ qua thủ tục đăng ký chứng nhận này.

3. Danh mục các loại sản phẩm đèn LED phải được cấp chứng nhận hợp quy:

- Bóng đèn di-ốt phát quang (LED)/ Đèn di-ốt phát sáng (LED). Bao gồm:

 + Bóng đèn LED có ba- lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50 V;

 + Đèn điện LED thông dụng cố định; Đèn điện LED thông dụng di động; Bóng đèn LED loại khác

 + Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.

- Đèn rọi sử dụng công nghệ LED thông dụng cố định

- Đèn điện LED thông dụng di động (đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây dùng điện sử dụng công nghệ LED. Trừ đèn cho phòng mổ).



4. Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn LED?

Hồ sơ chứng nhận hợp quy đèn LED bao gồm:

- Giấy đăng ký chứng nhận

- Tài liệu kỹ thuật, gồm:

  + Mô tả kỹ thuật thiết bị: Catalogue sản phẩm hoặc các tài liệu tương tự.

  + Sơ đồ mạch: Sơ đồ mạch của driver và bóng LED

  + Danh mục linh kiện sử dụng trong thiết bị

  + Hình ảnh của sản phẩm: ngoại quan và chi tiết bên trong

  + Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt: các hướng dẫn đi kèm sản phẩm.

Mọi yêu cầu về hỗ trợ tư vấn, chứng nhận hợp quy, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org