Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

VIETCERT - GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA

 GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA

Hàng bị tổn thất phải được giám định ngay khi phát hiện ra tổn thất tại cảng dỡ hàng hoặc tại kho nhận hàng cuối cùng. Tại thời gian và địa điểm giám định trên, người bị thiệt hại sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nguyên nhân gây nên tổn thất cũng như mức độ tổn thất một cách chính xác và Chứng thư giám định tổn thất sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong việc đòi bồi thường.

Quy trình giám định tổn thất hàng hóa bao gồm các hoạt động xác định mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất hàng hóa để làm cơ sở cho việc bồi thường khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm chất lượng ở cảng đến hoặc trên đường hành trình do người được bảo hiểm yêu cầu. Bài viết dưới đây của Vietcert cung cấp các thông tin và quy định về quy trình giám định tổn thất hàng hóa giúp cho Quý khách hàng hiểu rõ hơn về cách thực hiện quy trình này.



I.                Giám định tổn thất là gì?

Giám định tổn thất hàng hóa là công việc của giám định viên, bên bảo hiểm hoặc của các công ty giám định được bên bảo hiểm uỷ quyền thực hiện kiểm tra tình trạng hàng hóa, nghiên cứu hiện trường và các tài liệu, chứng cứ cần thiết để từ đó sử dụng các biện pháp nghiệp vụ có liên quan nhằm xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân gây thiệt hại, ngăn chặn tổn thất tiếp diễn và xác định trách nhiệm của các bên.

Những tổn thất do mất hàng, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng thì không cần phải giám định và cũng không thể giám định được.

II.                Mục đích của việc giám định tổn thất? 

Giám định tổn thất hàng hóa là cơ sở để xác định mức độ và nguyên nhân của các tổn thất. Từ đó giúp các bên có thể thực hiện giải quyết các tranh chấp/ bồi thường một cách trôi chảy khi xảy ra tình trạng hàng hóa bị tổn thất trong quá trình sản xuất và vận chuyển.

Cụ thể mục đích chính của hoạt động giám định hàng hóa tổn thất bao gồm: 

  • Xác định tình trạng thực tế hàng hóa bị tổn thất: xác định hiện trạng hàng hóa còn lại (nghĩa là hàng hóa không bị hư hỏng phẩm chất); xác định số lượng và khối lượng hàng hóa tổn thất để biết mức độ tổn thất;
  • Xác định nguyên nhân gây nên tổn thất (bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp);
  • Đưa ra biện pháp xử lý và ngăn ngừa tổn thất lây lan (hạn chế tổn thất)/ phân bố tổn thất (khi có tổn thất chung)
  • Cấp Chứng thư giám định về tổn thất để làm căn cứ đòi bồi thường

Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa về số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, giá trị hàng hóa, tổn thất, an toàn, vệ sinh và các yêu cầu khác được tổ chức giám định độc lập (bên thứ ba) cấp theo yêu cầu của bên yêu cầu giám định.

Giá trị pháp lý của chứng thư giám định:

·        Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với hàng hóa được yêu cầu giám định;

·        Chứng thư giám định có giá trị ràng buộc đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được rằng kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định;

·        Chứng thư giám định có giá trị ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định về những kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.

Giám định viên tiến hành kiểm tra phương tiện chuyên chở hàng hóa, kiểm tra hàng (tình trạng, số, khối lượng và chất lượng hàng hóa bị tổn thất, bao bỡ, ký mó hiệu…), lấy mẫu (hàng nguyên vẹn và hàng bị tổn thất) để phân tích tại phòng thí nghiệm (nếu cần thiết), kiểm tra các giấy tờ liên quan và xử lý các thông tin tiếp nhận được một cách hiệu quả… để xác định đúng số, khối lượng hàng tổn thất, mức độ tổn thất và tìm ra nguyên nhân gây nên tổn thất.

III.             Khi nào cần giám định tổn thất?

Việc giám định này thường được thực hiện khi tổ chức/ doanh nghiệp nhận thấy hàng hóa của nhà cung cấp bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm chất lượng ở cảng hay trên đường hành trình.  

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quyVietcert - với những chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự tư vấn trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách.

☎️Hotline: 0905 527 089

🔎Fanpage: VietCertCentre

 

 

GIÁM ĐỊNH CHẰNG BUỘC HÀNG HÓA (LASHING) - VIETCERT

GIÁM ĐỊNH CHẰNG BUỘC HÀNG HÓA (LASHING) 

Trong hoạt động thương mại, hàng hóa kể từ khi được sản xuất cho đến khi được giao đến tay người mua/người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều công đoạn (mua hàng, vận chuyển, giao hàng, bảo quản...), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất...dẫn đến tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán. Để vận chuyển hàng hóa, máy móc đến nơi an toàn bằng các phương tiện như container, xe tải, tàu chở hàng rời... việc giám định Lashing - chằng buộc hàng hóa là bắt buộc cần phải thực hiện.

1. Giám định chằng buộc hàng hóa (Lashing) là gì?


Giám định chằng buộc (Lashing) là việc đánh giá xem hàng hóa đã được chất xếp và chằng buộc đúng cách hay chưa, qua đó xác định xem có đủ khả năng vận chuyển bằng đường biển hay không. Nói cách khác, để đánh giá xem việc xếp hàng, chèn lót và chằng buộc có đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình đi biển thông thường từ cảng xếp đến cảng dỡ hang hay không

2. Mục đích của giám định chằng buộc hàng hóa (Lashing) 

- Đảm bảo hàng hóa luôn được cố định, nằm trong tình trạng an toàn trong suốt quá trình vận chuyển, tránh xảy ra các trường hợp: hang hóa thiết bị di chuyển, đổ vỡ, hoặc thậm chí rơi khỏi phương tiện trong quá trình vận chuyển, gây ra những tình huống nguy hiểm, làm hư hỏng hàng hóa, cấu trúc của xe đang vận chuyển

- Giảm được chi phí vận chuyển, các thiệt hại ngoài mong muốn từ đó dễ dàng hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh

- Khắc phục và giảm nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển đường dài với những hàng hóa quá tải quá khổ

- Giảm bớt những tranh chấp, khiếu nại về hàng hóa đối với người nhận hàng

3. Các loại hàng hoá cần giám định Lashing

- Hàng khô: các loại hàng hóa khô, vải vóc, đồ chơi, dụng cụ gia đình, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm chức năng,…

- Hàng hóa rời: than, quặng, cao lanh,… là hàng hóa cần vận chuyển trọng lượng lớn.

- Hàng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm dễ hỏng, súc vật sống,…

- Hàng siêu trọng siêu trường: phế thải, sắt hộp, sắt cuộn, hàng siêu trường, hàng siêu trọng, chất phóng xạ, ô tô hạng nặng.

- Máy móc thiết bị.

4. Quy trình giám định Lashing

► Bước 1: Tiếp nhận thông tin giám định từ khách hàng

► Bước 2: Tiến hành giám định theo quy trình kế hoạch

Trước khi bắt đầu quá trình chằng buộc, Giám định viên của Vietcert sẽ ghi nhận tình trạng vỏ container, các thiết bị, dụng cụ dùng để chằng buộc, phương tiện/thiết bị để cẩu nhấc hàng hóa.

Trong quá trình chằng buộc, Vietcert sẽ chụp ảnh và đo kiểm xem kích thước hàng hóa có vượt khổ so với container; chụp ảnh ghi nhận chi tiết vật liệu kê/chèn lót, quá trình chằng buộc, các bộ phận có thể tháo rời

► Bước 3: Cấp chứng thư giám định Lashing hàng hóa

Với đội ngũ Giám định viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định Lashing hàng hóa, Vietcert đã thực hiện giám định Lashing nhiều tàu hàng thiết bị, container thiết bị và máy móc…trên khắp các cảng Việt Nam. Vietcert tự tin đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ giám định Lashing tại Vietcert Quý khách hàng sẽ nhận được các lợi ích sau: 

- Thương hiệu được biết đến, công nhận với vị thế là tổ chức giám định hàng đầu Việt Nam

- Kết quả giám định được phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời; 

- Sử dụng các phương pháp giám định khoa học, hiệu quả và tối ưu nhất; 

- Tiết kiệm chi phí và bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của khách hàng đối tác; 

- Đội ngũ nhân viên săn sóc, chuyên gia kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tận tâm; 

- Chi nhánh văn phòng trải rộng 3 miền – Hỗ trợ giám định nhanh chóng, kịp thời trên toàn quốc.

Hãy liên hệ ngay với VIETCERT để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất, phục vụ 24/24.

Hotline 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org